Thứ ba, 27/10/2020, 20h36

Tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường: Chưa đồng đều giữa các vùng, miền

Ngày 27-10, ti TP.HCM, B GD-ĐT t chc Hi ngh đánh giá kết qu 10 năm thc hin ph cp giáo dc mm non (PCGDMN) cho tr 5 tui và sơ kết 2 năm thc hin Đ án phát trin GDMN giai đon 2018-2025.


Thc hin ph cp giáo dc mm non cho tr 5 tui đã nâng cao cht lưng chăm sóc giáo dc tr (hình minh ha). nh: M.Phương

Hiện cả nước có 15.461 nhà trẻ, trường mẫu giáo (MG), trường MN (tăng 2.634 trường so với năm 2011); 15.914 cơ sở GDMN độc lập tư thục. Có 5.306.501 trẻ (tỷ lệ 66,2%) đến trường. Trong đó, tỷ lệ huy động trẻ MG 5 tuổi được nâng lên hàng năm. Kết quả duy trì năm 2019 đạt 99,96% (tăng 3,56% so với năm 2011); 99,9% trẻ MG 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN (tăng 21,3%) và 99% trẻ MG được học 2 buổi/ngày (tăng 21,3%).

TS. Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT - khẳng định, nhìn lại chặng đường 10 năm cho thấy PCGDMN trẻ 5 tuổi có những bước phát triển rất tốt về quy mô, chất lượng. Giai đoạn đầu mạng lưới cơ sở GDMN rất khó khăn, trẻ nhiều nơi phải học nhờ, học tạm, đội ngũ giáo viên chưa được như bây giờ. Nhưng hiện nay tổng số trường MN tăng lên hơn 2.600 trường, đồ chơi tối thiểu đã được trang bị hầu hết ở các nhóm trẻ, đội ngũ cũng được nâng lên cả số lượng và chất lượng. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường của nhóm 5 tuổi tăng mạnh, chương trình GDMN cũng được đổi mới trong 10 năm qua...

Mặc dù đạt được nhiều kết quả nhưng hội nghị cũng nhìn nhận vẫn còn những khó khăn, hạn chế. Đó là công tác rà soát sắp xếp mạng lưới trường ở một số địa phương chưa phù hợp, chậm hướng dẫn triển khai; chưa quan tâm quy hoạch trường, lớp, quỹ đất tại địa bàn có khu công nghiệp, khu chế xuất. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường của cả nước có tăng theo từng năm học nhưng tỷ lệ huy động trẻ các độ tuổi có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền, ảnh hưởng đến sự bền vững của PCGDMN trẻ 5 tuổi.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu giáo viên chưa được khắc phục. Năm học 2019-2020, cả nước thiếu 45.242 giáo viên trong các cơ sở GDMN công lập dẫn đến áp lực nặng nề đối với giáo viên đứng lớp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc GD trẻ.

Việc quy hoạch trường, điểm trường ở một số xã vùng cao còn gặp khó khăn; chất lượng đời sống nhân dân vùng cao, vùng biên giới, hải đảo còn thấp nên chưa huy động xã hội hóa được nhiều, ngân sách tỉnh đầu tư chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển GD…

Bước sang giai đoạn tới, GDMN sẽ tiếp tục củng cố, duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi; đồng thời phát triển GDMN dưới 5 tuổi, hướng đến năm 2030 phổ cập GDMN cho trẻ 4 tuổi và rút ngắn khoảng cách vùng miền, thực hiện công bằng trong GD.

GDMN cũng hướng đến tạo chuyển biến căn bản về chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, GD trẻ; giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1.

Để thực hiện hiệu quả các phương hướng, nhiều đại biểu cho rằng, các địa phương tiếp tục phát triển quy mô mạng lưới, cơ sở vật chất trường lớp; phát triển đội ngũ; đổi mới nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN; tăng cường hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực xã hội hóa phát triển GDMN.

Về phía Bộ GD-ĐT sẽ đề xuất Chính phủ phê duyệt Đề án phổ cập GDMN cho trẻ 4 tuổi, Đề án phát triển GDMN khu vực khó khăn, miền núi, dân tộc thiểu số nhằm giảm thiểu khoảng cách vùng miền, đảm bảo công bằng GD; đề xuất Chính phủ tiếp tục quan tâm, bổ sung ngân sách cho lĩnh vực GD, đảm bảo ưu tiên phân bổ đủ 20% tổng chi ngân sách Nhà nước cho GD-ĐT.

Bộ GD-ĐT cũng đề xuất UBND các tỉnh/thành có cơ chế chính sách ưu tiên phát triển GDMN; chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện Đề án PCGDMN trẻ 4 tuổi khi Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt. Bên cạnh đó, tăng cường phát triển GDMN ngoài công lập; có lộ trình giải quyết từng bước và chấm dứt tình trạng thiếu giáo viên.

Theo TS. Ngô Thị Minh, trong vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ tháo gỡ các khó khăn địa phương đang gặp phải, đặc biệt những nghị định trong luật chưa cụ thể hóa.

Minh Phương