Thứ sáu, 16/4/2021, 11h23

Úc: Sinh viên quốc tế rơi vào cảnh khốn cùng

Nhiều sinh viên quốc tế ở nhà thuê tư nhân ở Sydney và Melbourne (Úc) đã gặp khó khăn trước khi Covid-19 xuất hiện. Các cuộc khảo sát về những học sinh này trước và trong khi đại dịch xảy ra cho thấy Covid-19 đã làm cho tình hình vốn đã bấp bênh của họ trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Trong số những người có công việc được trả lương khi đại dịch bắt đầu, cứ 10 người thì có 6 người mất việc. Nhiều người đã phải vật lộn để trả tiền thuê nhà và học phí.

Báo cáo mới dựa trên hai cuộc khảo sát với vài nghìn sinh viên. Để theo dõi tình trạng kiệt quệ tài chính, chúng tôi đã phát triển tám chỉ số từ các thước đo của Cục Thống kê Úc cho cuộc khảo sát đầu tiên vào cuối năm 2019. Chúng tôi đã sử dụng lại những chỉ số này cho cuộc khảo sát thứ hai vào giữa năm 2020. Và đây là những gì chúng tôi thu thập được:

Kể từ khi giãn cách xã hội, phản hồi của sinh viên cho thấy: 29% người được hỏi đã không còn dùng bữa đều đặn (tăng từ 22% trước khi giãn cách); 26% đã cầm đồ hoặc bán thứ gì đó để lấy tiền (tăng từ 12%); 23% gặp khó khăn khi thanh toán tiền điện đúng hạn (tăng từ 11%); 23% đã nhờ các tổ chức cộng đồng giúp đỡ (tăng từ 4%).

Cuộc khảo sát năm 2019 cho thấy 1/5 sinh viên quốc tế đã ở các nhà thuê với tình trạng nhà ở bấp bênh. Cuộc khảo sát thứ hai cho thấy nhiều người đang sống chật vật vì tình hình tài chính suy thoái trong thời kỳ đại dịch.

Bài báo này cũng dựa trên 26 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc với sinh viên để chia sẻ những hiểu biết về cách họ đã đối phó khi đại dịch bùng phát ở Sydney và Melbourne.

Vấn đề thu thập của sinh viên cũng gặp nhiều khó khăn trong đại dịch. Chỉ 15% sinh viên bị mất việc làm đã tìm được công việc mới. Gần 2/3 (63%) những người vẫn còn việc làm đã bị cắt giảm giờ làm, hầu hết khoảng 50%.

Sáu trong mười người được hỏi cho rằng việc trả tiền thuê nhà đã trở nên khó khăn hơn với họ. Kể từ khi đại dịch xảy ra, 27% cho biết họ không thể trả đủ tiền thuê nhà. 1/5 cho rằng: “Tôi cảm thấy mình có thể trở thành người vô gia cư”.

Thy Phm
(Theo The Conversation)