Thứ năm, 8/12/2022, 10h21

Ứng dụng công nghệ sản xuất và chế biến nông nghiệp sạch

Đáp ng nhu cu th trưng trong và ngoài nưc, nhiu doanh nghip, hp tác xã đã và đang ng dng công ngh chuyn đi s phc v sn xut nông nghip sch và qun lý nông sn xut khu.


Máy bay không ngưi lái - công ngh mi phc v sn xut nông nghip

Chuyn đi s trong nông nghip

Ông Nguyễn Đức Tuấn - Quyền Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) - Sở KH-CN TP.HCM cho biết, trong chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số.

Theo ông Tuấn, việc thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại TP.HCM và các tỉnh, thành, góp phần nâng cao năng lực sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Cesti đang kết nối cung cầu, giới thiệu giải pháp công nghệ phục vụ nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiêp công nghệ cao. Mới đây, Cesti đã kết nối các đơn vị, chuyên gia cung cấp nhiều giải pháp công nghệ mới tạo ra nông sản chất lượng cao, giá thành thấp...

Đi din S KH-CN TP cho biết, ng dng công ngh truy xut ngun gc, ngưi tiêu dùng s truy xut đưc thông tin sn ph các công đon, t sn xut, chế biến, đóng gói và phân phi. Hin nay, các th trưng quan tâm đến tiêu chun toàn cu GS1 v qun lý chui cung ng và đnh danh sn phm, yêu cu sn phm phi đt các tiêu chun kht khe trong quá trình nuôi trng ca nông dân đến cơ s chế biến, đóng gói, nhà phân phi...

Các giải pháp công nghệ đã được kết nối đến doanh nghiệp như: Giải pháp công nghệ chuyển đổi số trong nông nghiệp cho các đối tượng từ khu vực tư nhân đến khu vực Nhà nước: Hợp tác xã, trang trại, các công ty tổ chức liên kết sản xuất, các sở ban ngành… Công nghệ IoT ứng dụng cho nông nghiệp; AP - Cloud giải pháp IoT trong nông nghiệp; Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và giải pháp phát triển vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu; Truy xuất nguồn gốc nông sản và thực phẩm từ Việt Nam...

Ông Dương Hùng Sơn - Chủ tịch Tập đoàn Voi Vàng (Lâm Đồng) chia sẻ, hướng đến sản phẩm nông nghiệp sạch xuất khẩu với sản phẩm chủ lực như rau củ quả, dược liệu, cà phê, doanh nghiệp rất cần kết nối hợp tác ứng dụng công nghệ vào nông trại tuần hoàn, quản lý nông trại. Theo đó, hiện tập đoàn cần các công nghệ mới AI (trí tuệ nhân tạo), IoT, máy bay không người lái và các giải pháp phần mềm quản lý nông sản xuất khẩu, truy xuất nguồn gốc.

Giám đốc Công ty Nông nghiệp số AgriConnect, ông Phạm Văn Bình cho biết, ứng dụng chuyển đổi số cho mô hình nông trại tuần hoàn đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã quan tâm. Công nghệ này có thể ứng dụng IoT để tưới, chăn nuôi... giảm chi phí nhân công, tăng giá trị nông sản. Hiện các sản phẩm nông nghiệp từ mô hình nông trại tuần hoàn được xuất sang các thị trường khó tính.

Công ngh gii quyết bài toán đu ra

Ở góc độ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, bà Nguyễn Thị Ánh Giao - Công ty XNK Lâm An (TP.HCM) cho biết, nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới rất chuộng mặt hàng nông sản của Việt Nam, đặc biệt là rau củ quả. Tuy nhiên, sản phẩm xuất được phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe, đòi hỏi doanh nghiệp, hợp tác xã phải đầu tư công nghệ trong việc truy xuất nguồn gốc cũng như quản lý nông trại.

Bà Giao lưu ý, không chỉ thị trường nước ngoài mà ngay cả trong nước, người tiêu dùng cũng cần sự minh bạch đối với mặt hàng nông sản, do đó, nếu không đầu tư công nghệ thì rất khó cạnh tranh.

Đại diện Sở KH-CN TP cho biết, ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc, người tiêu dùng sẽ truy xuất được thông tin sản phẩm ở các công đoạn, từ sản xuất, chế biến, đóng gói và phân phối. Hiện nay, các thị trường quan tâm đến tiêu chuẩn toàn cầu GS1 về quản lý chuỗi cung ứng và định danh sản phẩm, yêu cầu sản phẩm phải đạt các tiêu chuẩn khắt khe trong quá trình nuôi trồng của nông dân đến cơ sở chế biến, đóng gói, nhà phân phối...

Ông Đoàn Văn Tài - Giám đốc Hợp tác xã Tấn Đạt (Vĩnh Long) khẳng định ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sẽ tăng giá trị hàng hóa, tăng cạnh tranh, tuy nhiên để đầu tư công nghệ không dễ vì cần vốn lớn. Hơn nữa, nếu áp theo các tiêu chuẩn nông sản quốc tế thì rất nhiều sản phẩm không đạt do khách quan và chủ quan. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều nông dân, hợp tác xã vẫn cứ loay hoay với thị trường nội địa, chưa có sản phẩm đột phá phục vụ xuất khẩu.


Sn phm nông nghip sch đưc s dng chế phm sinh hc thay cho phân bón và thuc bo v thc vt

Sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn GlobalGAP sẽ giúp doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận thị trường xuất khẩu nhưng đạt tiêu chuẩn này không đơn giản. Bởi tiêu chuẩn này bao gồm các tiêu chuẩn của suốt quá trình từ đầu vào, gồm thức ăn, giống, thuốc chữa bệnh đến khâu thành phẩm, bán ra.

“Để khuyến khích nông dân làm nông nghiệp sạch, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho nông dân vay vốn với lãi suất thấp. Đồng thời kết nối, chuyển giao công nghệ, cử chuyên gia tư vấn cho nông dân. Thực tế hiện nay chỉ có các hợp tác xã, doanh nghiệp lớn mới có thể đầu tư công nghệ mới, còn nông dân, hợp tác xã với quy mô nhỏ đang gặp nhiều khó khăn”, ông Tài đề xuất.

GS.TS Nguyễn Phục Nghiệp - Viện trưởng Viện Quản lý tri thức về công nghệ) cho biết, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông, lâm, thủy sản Việt Nam đạt 48,6 tỷ USD; 10 tháng đầu năm 2022 đạt gần 45 tỷ USD; năm 2020 đạt 41,25 tỷ USD.

Để sản phẩm nông nghiệp có chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu, cần quan tâm các tiêu chuẩn quốc tế như GlobalGAP, Organic, Halal... trong đó phổ biến nhất là tiêu chuẩn GlobalGAP - áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

Trước những khó khăn về thực hành chuẩn GlobalGAP, GS.TS Nguyễn Phục Nghiệp chia sẻ, trong truy xuất nguồn gốc, nông dân cần ghi chép đầy đủ các thông tin cần thiết từ khâu chọn giống, quá trình trồng đến thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch. Ghi chép này là căn cứ truy nguồn gốc phòng ngừa sự cố về an toàn thực phẩm nếu có. Người nông dân cũng cần chú ý làm sạch đất, kiểm tra độ an toàn nguồn nước, chọn giống sạch (bệnh) và sử dụng chế phẩm sinh học thay cho phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

A.Trn