Thứ sáu, 19/8/2022, 09h50

Văn bản truyện trong sách Ngữ văn 10

Văn bn đc và vic dy đc hiu có v trí rt quan trng trong chương trình và sách giáo khoa ng văn mi. Mt mt nhm phát trin năng lc đc (cách đc các th loi và kiu văn bn) cho hc sinh, mt khác thông qua ni dung các văn bn y mà giáo dc tư tưng, phát trin phm cht các em.


Giáo viên đ
c mt văn bn truyn trong gi dy hc môn ng văn lp 12 (nh minh ha). Ảnh: Anh Khôi

Không những thế, các văn bản đọc hiểu còn làm cơ sở cho việc rèn luyện kỹ năng viết và nói - nghe, cả về nội dung và cách thức. Ngoài ra, văn bản đọc của sách giáo khoa còn phải phản ánh được thành tựu văn học, thông qua các tác phẩm, tác giả tiêu biểu. Mỗi bài học trong sách Ngữ văn 10 đều mở đầu bằng phần đọc hiểu văn bản, 8 bài xếp theo yêu cầu thể loại và kiểu văn bản. Trước hết xin nêu một số lưu ý về các văn bản truyện trong sách Ngữ văn 10 (bộ Cánh diều).

1. Thn thoi và s thi (bài 1, tp 1)

Chương trình ngữ văn hiện hành (2006) không học truyện thần thoại. Khi ấy, lý do chính là xuất phát từ nhiều ý kiến cho rằng, thể loại thần thoại ở Việt Nam rất phức tạp, lẫn lộn với truyền thuyết, cổ tích... nên chỉ học sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười... Chương trình 2018 chủ trương dạy để học sinh biết cách đọc thần thoại. Về ngữ liệu, nếu văn học Việt Nam không có tác phẩm tiêu biểu thì lấy từ văn học nước ngoài. Không phải chỉ thần thoại, mà các thể loại khác như truyện khoa học viễn tưởng ở lớp 7 cũng như thế. Với yêu cầu và định hướng nêu trên, sách Ngữ văn 10 đã lựa chọn các văn bản đọc về thần thoại và sử thi như sau: “Héraclès đi tìm táo vàng” (thần thoại Hy Lạp); “Chiến thắng Mtao Mxây” (Trích sử thi Đăm Săn). Thực hành đọc hiểu chọn một trong hai văn bản: “Thần Trụ trời” (thần thoại Việt Nam) hoặc “Ra-ma buộc tội”(trích sử thi Ra-ma-ya-na - Van-mi-ki). Cuối cùng trong phần tự đánh giá có văn bản: “Nữ Oa” (trích thần thoại Trung Quốc). Truyện “Thần Trụ trời” dù cốt truyện còn rất đơn giản, thô sơ nhưng vẫn bảo đảm đặc trưng thần thoại: a) Nhằm giải thích hiện tượng tự nhiên thời nguyên thủy; b) Kể về những vị thần sáng thế, mở cõi, giống truyện “Nữ Oa”; c) Đầy tính chất hoang đường bởi các yếu tố thần kỳ, siêu nhiên... So với sách giáo khoa hiện hành, các văn bản thần thoại là mới, còn các văn bản sử thi được kế thừa. Lựa chọn các văn bản như thế để bảo đảm nguyên tắc kế thừa và phát triển của chương trình cũng là bảo đảm sự đa dạng, phong phú và tiêu biểu của 2 thể loại này; vừa có nước ngoài, vừa có Việt Nam; có tác phẩm của dân gian, có tác phẩm mang tên tác giả, có phương Tây và có phương Đông... Lựa chọn các văn bản thần thoại và sử thi nêu trên sách nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình ngữ văn 2018 về năng lực đọc hiểu với học sinh lớp 10. Cụ thể, học sinh phải “Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của sử thi, truyện thần thoại như: Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật... Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản...”. Cần lưu ý, với học sinh lớp 10, những yêu cầu vừa nêu chỉ dừng lại mức độ phổ thông cơ bản, chẳng hạn: Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ nguyên sơ, có khi được chia thành ba cõi: Cõi trời, cõi đất, cõi nước. Tuy nhiên, ba cõi này không chia tách thành ba thế giới riêng biệt mà luôn biến chuyển, liên thông với nhau. Trong truyện “Héraclès đi tìm táo vàng” không gian bao gồm thế giới của các vị thần và bước chân của người anh hùng Héraclès đã in dấu ở mọi nơi. Thời gian trong thần thoại là thời gian quá khứ, không được xác định cụ thể. Truyện “Thần Trụ trời” gắn với thuở trời đất mới hình thành, chưa có loài người, giữa thế giới hoang sơ ấy chỉ có thần Trụ trời. Không gian trong sử thi là không gian cộng đồng, bao gồm: Không gian thiên nhiên, không gian xã hội. Thời gian trong sử thi là thời gian quá khứ trải qua nhiều biến cố, thời gian gắn với lịch sử cộng đồng của một dân tộc, bộ lạc, chế độ. Tương tự như thế là các khái niệm cốt truyện, nhân vật...

2. Tiu thuyết và truyn ngn (bài 6, tp 2)

H thng văn bn trong sách ng văn phi va kế tha, va đi mi; nhưng trên hết là cn đáp ng đưc yêu cu ca chương trình 2018. Do vai trò, tính cht ca sách giáo khoa, vic la chn văn bn phi cân nhc rt thn trng; đng sau s la chn là c mt quan nim nht quán và có căn c

Sách Ngữ văn 10 chọn hai văn bản thuộc tiểu thuyết chương hồi là “Hồi trống Cổ Thành” (trích Tam quốc diễn nghĩa) và “Kiêu binh nổi loạn” (trích Hoàng Lê nhất thống chí); hai văn bản truyện hiện đại là “Người ở bến sông Châu” (Sương Nguyệt Minh) và “Ngày cuối cùng của chiến tranh” (Vũ Cao Phan). Như thế có hai văn bản kế thừa và hai văn bản mới. Có thể thấy đề tài của bài truyện này tập trung về số phận con người trong các cuộc chiến (xưa và nay). Hai tác phẩm truyện chương hồi, không có vấn đề gì, vì đó là những tác phẩm kinh điển. Nhưng với hai truyện hiện đại, có ý kiến cho rằng “sao chọn toàn về văn học chiến tranh?”. Một dân tộc như dân tộc Việt Nam, suốt mấy ngàn năm chủ yếu là đánh giặc giữ nước, thành tựu văn học không thể không có văn học chiến tranh. Vấn đề không chỉ xem đề tài mà là nội dung và cách xử lý đề tài ấy của các nhà văn như thế nào mới là quan trọng. “Người ở bến sông Châu” và “Ngày cuối cùng của chiến tranh” viết về chiến tranh nhưng không tập trung miêu tả trực tiếp cảnh “máu chảy đầu rơi, xương tan thịt nát” mà cả hai truyện đều tạo được các tình huống rất hấp dẫn, độc đáo. Từ đó mà người đọc thấm thía những mất mát, đau thương do chiến tranh và những tình cảm nhân ái, vị tha; những suy nghĩ và hành động cao đẹp của con người. Về hình thức, các văn bản trên đáp ứng được yêu cầu của chương trình lớp 10 về đọc truyện. Đó là, học sinh phải “Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: Nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ 3 (người kể chuyện toàn tri) và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri) điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật...”.

Hệ thống văn bản trong sách ngữ văn phải vừa kế thừa, vừa đổi mới; nhưng trên hết là cần đáp ứng được yêu cầu của chương trình 2018. Do vai trò, tính chất của sách giáo khoa, việc lựa chọn văn bản phải cân nhắc rất thận trọng; đằng sau sự lựa chọn là cả một quan niệm nhất quán và có căn cứ. Giáo viên khi dạy cũng cần tìm hiểu để biết thông tin về các văn bản được đưa vào sách.

PGS.TS Đ Ngc Thng