Thứ ba, 13/10/2020, 19h35

Văn hóa doanh nghiệp - tài sản vô hình

Mt điu có v nghch lý nhưng li là mt thc tế c ta hin nay: kinh tế càng tăng trưng, sn xut kinh doanh càng m rng thì vn đ văn hóa, đo đc kinh doanh càng đt ra mt cách gay gt. Nhiu câu hi đang tr thành mi quan tâm thưng xuyên không ch đi vi doanh nhân, doanh nghip mà còn vi c xã hi.


Tác gi đng dưi tưng ông Momofuku Ando, ngưi phát minh ra mì ăn lin, Ch tch sáng lp Công ty thc phm Nissin (Nht Bn)

Do vậy, mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trở thành đề tài nóng bỏng của thời đại, bởi nó liên quan mật thiết đến con người và hơn nữa là vận mệnh quốc gia.

T mi quan h gia văn hóa và kinh tế

Không phải ngẫu nhiên ông F. Mayor - Tổng Giám đốc UNESSCO đã đưa ra nhận định: “Khi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đặt ra mà tách rời môi trường văn hóa thì kết quả thu được sẽ rất khập khiễng, mất cân đối cả về kinh tế lẫn văn hóa, đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc bị yếu đi rất nhiều”.

Thật vậy, văn hóa và kinh tế vốn nằm trong quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, quy định và tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển của mọi quốc gia. Vấn đề này, trong nhiều năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu nêu lên vai trò của các nền văn hóa phương Đông (những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, những nhân tố tích cực của Khổng giáo, Phật giáo, Hồi giáo...) trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế năng động của các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương. Kinh nghiệm thực tế cho thấy kinh tế không thể phát triển lành mạnh và lâu bền nếu thiếu nền tảng văn hóa. Và văn hóa không phải là sản phẩm thụ động của kinh tế, mà còn có một sức mạnh tinh thần lớn lao tác động ngược đối với kinh tế. Nếu lợi nhuận do kinh tế đem lại chia cắt mọi người, phân hóa xã hội thì văn hóa lại đóng vai trò nối kết con người với nhau. Với mối quan hệ đó, thì sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc chỉ có thể năng động, hiệu quả, có tốc độ cao trên cơ sở các quốc gia đó đạt được sự phát triển hài hòa, hợp lý giữa kinh tế và văn hóa. Mục đích của kinh tế là lợi nhuận, còn giá trị của văn hóa là hướng về chân - thiện - mỹ. Nếu thiếu văn hóa trong kinh tế sẽ làm kinh tế đi lệch hướng, trái với giá trị nhân văn. Do vậy, đánh giá một quốc gia phát triển không chỉ dựa vào mức độ tăng trưởng kinh tế mà còn chú ý đến chất lượng cuộc sống, sự giàu có về vật chất và phong phú về tinh thần.

Đến văn hóa trong kinh doanh

Liên quan đến văn hóa doanh nghiệp, người ta thường nhắc đến đạo đức kinh doanh và xem đây là một vấn đề quan trọng của văn hóa trong kinh doanh. Chẳng phải vô cớ mà trong nhiều năm qua một ngạn ngữ Ấn Độ được lưu truyền trong giới doanh nghiệp ở các nước phát triển: “Gieo hành vi gặt thói quen; gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số phận”. Điều này hàm ý sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Đạo đức kinh doanh, trong chiều hướng đấy, trở thành một nhân tố chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp.

Ngay sau khi thành lp nưc Vit Nam Dân ch Cng hòa, vào ngày 13-10-1945, Ch tch H Chí Minh gi thư cho gii công thương Vit Nam mang ni dung đánh giá cao vai trò ca gii công thương trong s đóng góp xây dng nưc nhà. Vi ý nghĩa sâu sc này, ngày 20-9-2004, Th tưng Chính ph đã ký quyết đnh ban hành hng năm ly ngày 13-10 là “Ngày Doanh nhân Vit Nam”. Quyết đnh này nhm phát huy vai trò, truyn thng ca đi ngũ doanh nhân Vit Nam trong xây dng và kiến thiết quc gia  thi k đi mi.

Hơn nữa, tôn trọng luân lý xã hội và thực hiện đạo đức kinh doanh chính là những hành vi đầu tư vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này, cũng làm nổi bật cho luận cứ “Ethics Pays” (“đạo đức được trả công”), thực hiện những hành vi mang tính đạo đức kinh doanh không nhất thiết luôn luôn phải có những chi phí kèm theo. Ngược lại, mọi hành vi phi đạo đức trong kinh doanh đều luôn luôn chịu cái giá phải trả và giá ấy thường là rất đắt so với cái lợi đã thu được. Mặt khác, vấn đề văn hóa trong kinh doanh còn phải tính đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nếu muốn hoạt động thành công trong một thị trường toàn cầu đa văn hóa như hiện nay.

Tất cả những vấn đề trên đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa công ty, cần có triết lý kinh doanh và đạo đức kinh doanh. Doanh nghiệp cần thể hiện tính nhân văn, triết lý lấy con người làm gốc ngay trong các mối quan hệ nội bộ cũng như những chiến lược phát triển kinh doanh của mình. Đó cũng là điều mà người ta gọi là xây dựng thương hiệu từ bên trong. Như vậy, văn hóa chính là “tài sản vô hình” đang mang lại lợi thế tiềm tàng cho doanh nghiệp trong một thế giới đầy biến động như ngày nay.

ThS. Nguyn Hiếu Tín