Thứ ba, 1/12/2020, 18h57

Về thăm đình Thân Nhơn

Không còn cnh xung cp, hoang tàn như trưc đây, đình Thân Nhơn (p Thân Hòa, xã Thân Cu Nghĩa, huyn Châu Thành, tnh Tin Giang) bây gi đã đưc xây mi. Ngôi đình tr nên rng rãi, khang trang và va đưc UBND tnh Tin Giang công nhn là Di tích lch s văn hóa cp tnh.


Din gi văn hóa H Nht Quang và các ngh sĩ trong CLB Nghiên cu và Vinh danh Văn hóa Nam b đang gii thiu mt tiết mc văn ngh ti đình Thân Nhơn

Trong một chuyến về Tiền Giang, chúng tôi có dịp ghé thăm ngôi đình Thân Nhơn - một trong những ngôi đình lớn của Nam bộ, có tuổi đời gần 200 năm, lưu giữ nhiều bảo vật có giá trị văn hóa, lịch sử và truyền thống cách mạng. Khác với cảnh xuống cấp, hoang tàn như trước đây, đình Thân Nhơn bây giờ đã được thay “áo mới” rộng rãi, trang nghiêm hơn. Không giấu được niềm vui, ông Ngô Văn Cậy (Phó ban quản lý đình) chia sẻ: “Sau bao năm mong đợi cuối cùng ước nguyện của chúng tôi cũng được hoàn thành. Nhờ người dân và các mạnh thường quân gần xa đóng góp kinh phí, chúng tôi mới có điều kiện sửa chữa lại ngôi đình, tạo địa điểm sinh hoạt, giao lưu văn hóa cho bà con địa phương”.

C theo thông l, hng năm vào ngày 12 tháng chp và 12-6 âm lch (thưng đin và h đin) là ngưi dân li t tu v đình cúng bái, biu din văn ngh rt nhn nhp. Đây là nét đp văn hóa đình làng đưc ngưi xưa đt ra và ti gi ngưi dân nơi đây vn còn lưu gi.

Đình Thân Nhơn được thành lập vào năm 1853, hiện còn lưu giữ 2 sắc thần: Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Thượng Đẳng Thần và Bổn Cảnh Thành Hoàng Thân Nhơn Thôn Chi Thần do vua Tự Đức ban vào thời điểm ngôi đình mới thành lập. Ngoài ra, đình còn giữ 2 mũ Đường Cân thờ vua trong đình - bảo vật hiếm thấy ở các đình khác. Đối với người dân nơi đây, đình Thân Nhơn gắn liền với quá trình khai hoang, mở cõi. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đình đã tạo điều kiện cho bộ đội ta hoạt động cách mạng, tuyên truyền chống giặc.

Theo thời gian, đình Thân Nhơn trở nên hoang tàn, xuống cấp, người dân không có nơi giao lưu, sinh hoạt để duy trì văn hóa đình làng. Thấy vậy, các mạnh thường quân đã tự nguyện đóng góp trùng tu lại ngôi đình. Đến nay, cơ bản ngôi đình đã hoàn thiện, khang trang, rộng rãi hơn. Cứ theo thông lệ, hằng năm vào ngày 12 tháng chạp và 12-6 âm lịch (thượng điền và hạ điền) là người dân lại tề tựu về đình cúng bái, biểu diễn văn nghệ rất nhộn nhịp. Đây là nét đẹp văn hóa đình làng được người xưa đặt ra và tới giờ người dân nơi đây vẫn còn lưu giữ.

Là người con của vùng đất này và cũng là người có công trùng tu lại ngôi đình, diễn giả văn hóa Hồ Nhựt Quang - Chủ nhiệm CLB Nghiên cứu và Vinh danh Văn hóa Nam bộ cho biết, đình làng là điểm tựa văn hóa tâm linh quan trọng trong đời sống của người Nam bộ. Là nơi để người dân bày tỏ lòng thành kính tri ân tổ tiên, tạ ơn các bậc công thần hộ quốc an dân, nơi gửi niềm mong ước, cầu mong bình an, may mắn, mưa thuận gió hòa và là địa điểm sinh hoạt văn hóa nghệ thuật truyền thống đậm đà bản sắc của vùng miền như lễ hội kỳ yên, lễ đại bội, hát bội, tôn vương… Tuy nhiên hiện nay, nhiều đình làng đã xuống cấp nhưng không được trùng tu, sửa chữa hoặc có tình trạng trùng tu, sửa chữa nhưng không đúng cách đã ảnh hưởng đến văn hóa đình làng. Mặt khác, việc tiếp nối từ những người trẻ cũng trở nên hiếm đi, lực lượng quản lý đình chủ yếu là những người lớn tuổi. “Để tiếp nối truyền thống này, trong gia đình, ông bà cha mẹ nên nhắc nhở và tạo điều kiện để con cháu được tham gia vào những nghi thức cúng đình và lễ hội đình. Từ đó góp phần gìn giữ văn hóa đình làng…” - diễn giả Hồ Nhựt Quang chia sẻ.

Bài, ảnh: H Trinh