Thứ tư, 21/9/2022, 10h44

Viết tiếp bài Giáo dục học sinh làm người công dân tốt (ngày 14-9): Cần thiết dạy trẻ về lòng hiếu đễ

Ông cha ta đã đúc kết: “Bách thin hiếu vi tiên”, có nghĩa là “trong trăm điu thin thì hiếu đng đu”. Đó là mt điu nhc nh và răn dy ca ngưi xưa đi vi con cháu, cũng là đi vi cng đng, làng xã…


Chào đón hc sinh lp 1 trong l khai ging năm hc mi (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Thực tiễn xã hội ta bao đời qua đều có chung một đánh giá: dư luận, xã hội đều coi thường, khinh bỉ, thậm chí lên án những kẻ bất hiếu; đồng thời, những người hiếu đễ luôn được cộng đồng tôn trọng, quý mến, ca ngợi. Không phải ngẫu nhiên mà chuyện Nhị thập tứ hiếu (gương 24 người con hiếu thảo) của Trung Quốc từng được dân ta truyền tụng nhiều đời; và dưới thời nhà Nguyễn, văn thần Lý Văn Phức đã diễn nôm tác phẩm này theo thể song thất lục bát gồm 416 câu, được nhiều người nhớ tới… Hiếu là một đức tính có thể coi là hàng đầu của mỗi người. Nhưng hiện nay, có vẻ như chỉ có gia đình mới tập trung giáo dục nội dung này cho trẻ; xã hội vẫn coi trọng chữ hiếu nhưng đang có nhiều thử thách không nhỏ khiến không ít người băn khoăn về giá trị chữ đó trong đời sống. Còn nhà trường, tuy có quan tâm nhưng nội dung còn chưa sâu, cách truyền đạt tùy thuộc vào từng giáo viên. Điều này cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới.

Trong bối cảnh xã hội đang vận động rất nhanh, sự biến chuyển rất lớn, trẻ em có rất nhiều điều hay để học tập thì cũng có không ít điều không hay tác động, tiêm nhiễm vào trẻ. Đặc biệt, các biểu hiện của yếu tố hiếu thảo có lúc có nơi còn có những điều chưa tích cực. Chẳng hạn, trên mạng internet, đôi lúc ta bắt gặp những câu chuyện, những đoạn clip mà “nhân vật chính” trong đó đã có những lời lẽ nặng nề đối với ông bà, cha mẹ của mình khi không được đáp ứng các yêu cầu nào đó; hoặc trong các diễn đạt với bạn bè, người khác, có người cũng không thể hiện lòng kính trọng cha mẹ mình đúng mực; đặc biệt, việc thưa gửi, lễ phép của trẻ đối với cha mẹ, ông bà khi trao đổi, trò chuyện có khi chưa được thực hiện tốt mà còn cao giọng, cộc lốc, vô phép… Hay sự quan tâm, chăm sóc của một số trẻ đối với người lớn trong gia đình cũng có lúc còn mờ nhạt, thường trẻ chỉ muốn nhận được quan tâm, chiều chuộng chứ ít khi thể hiện điều đó bằng hành động cụ thể. Thậm chí, gần đây đã có trường hợp bị “bốc phốt” là trên mạng xã hội tỏ ra rất hiếu kính với cha mẹ, người thân để câu view, câu like, để “làm màu”…, nhưng trên thực tế thì có khi ngược lại. Đương nhiên, có thể khi trẻ lớn lên, với nhận thức đầy đủ hơn, chín chắn hơn thì các biểu hiện ở trên sẽ thay đổi. Nhất là trong những trường hợp thực sự đặc biệt, với tình yêu thương đặc biệt, cá nhân nào đó hoàn toàn có thể hy sinh cho cha mẹ, cho người thân của mình, điều mà ở hoàn cảnh bình thường có thể không thể hiện rõ. Dẫu vậy, khi đã xem hiếu là một trong những đức tính quan trọng thì cần phải chú trọng giáo dục đầy đủ, đúng mực, không chỉ để hình thành đức hiếu thảo cho trẻ đó khi lớn lên mà còn tham gia vào việc hoàn thiện nhân cách, có thêm nền tảng để nảy nở, phát triển, hoàn thiện các đức tính khác. Chẳng hạn, đức hiếu có thể góp phần quan trọng vào việc tạo nên đức tôn trọng người lớn tuổi; đức hiếu cũng tham gia hình thành nên đức khiêm tốn, nhường nhịn, nhất là với người trên trước, người lớn tuổi; đức hiếu còn tạo nên đức lễ và thực tế cho thấy, gần như không thể coi ai là người có lễ nếu bản thân họ không có hiếu, nếu về hình thức có điều đó thì dường như cũng chỉ là một sự “đóng kịch”!

B GD-ĐT cn nghiên cu li chương trình ca các khi lp,  tt c các môn hc đ lưng xem ni dung giáo dc v hiếu tho đã phù hp v mt dung lưng, liu lưng, bc hc, la tui… Cn quan tâm xem đây là mt ni dung quan trng đ có đnh lưng hp lý theo hưng tăng cưng giáo dc đo đc và l nói chung, v đc hiếu tho nói riêng.

Do đó, về mặt vĩ mô, Bộ GD-ĐT cần nghiên cứu lại chương trình của các khối lớp, ở tất cả các môn học để lượng xem nội dung giáo dục về hiếu thảo đã phù hợp về mặt dung lượng, liều lượng, bậc học, lứa tuổi… Cần quan tâm xem đây là một nội dung quan trọng để có định lượng hợp lý theo hướng tăng cường giáo dục đạo đức và lễ nói chung, về đức hiếu thảo nói riêng. Nếu nội dung chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp thì nên có điều chỉnh trong chương trình, sách giáo khoa và nhất là việc tổ chức bài giảng trên lớp. Hai môn học tập trung nhiều vào nội dung này là Đạo đức và Giáo dục công dân, nhưng cũng cần tích hợp vào một số môn khác, nhất là Tiếng Việt và Ngữ văn.

Về định hướng giảng dạy, cần có chỉ đạo để giáo viên ở các môn học có liên quan cần đưa thêm nhiều nội dung về hiếu thảo cho học sinh, như các bài học, câu chuyện, bài kiểm tra, bài thi, kể cả trong một số sinh hoạt ngoại khóa (như diễn kịch, sáng tác thơ văn…). Bản thân các giáo viên cần có ý thức lồng ghép nội dung này để thấm sâu vào nhận thức của học sinh trên nhiều phương diện, nhiều hoàn cảnh, để mỗi học sinh có thể thấy rằng hiếu thảo là một đức tính mang tính bắt buộc đối với một cá nhân chuẩn mực, một công dân tốt, đồng thời có thể phát triển thành nhiều đức tính khác, từ đó lan tỏa đến cộng đồng, đến xã hội… Như vậy, giáo dục đức hiếu xét cho cùng là một trong các trách nhiệm của giáo viên chứ không ai khác. Dĩ nhiên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong nhiệm vụ này. Bản thân từng gia đình phải thể hiện rõ là một môi trường tốt đẹp về nhiều mặt, trong đó có sự hiếu đễ của các thành viên đối với người lớn tuổi. Một gia đình mà cha mẹ vô nghì với ông bà thì rõ ràng đó là một tấm gương xấu cho con cháu, rất khó đòi hỏi nhà trường phải thực hiện tốt việc dạy các trẻ đó thành người có hiếu. Hay từng giáo viên, từng nhân viên trong nhà trường cũng phải thể hiện tốt vai trò là con, là cháu, nếu là gương hiếu thảo thì quá tốt nhưng nếu chưa đạt thì cũng không được là “gương xấu” về sự bất hiếu. Bởi là người rao giảng mà không nêu gương thì việc giảng dạy sẽ dễ đi đến phản tác dụng. Hay xã hội phải không ngừng đề cao đức hiếu trong đời sống, thể hiện qua việc biểu dương, khích lệ các tấm gương hiếu thảo, đồng thời phải lên án mạnh mẽ những trường hợp ngược lại, nhất là các cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về các yếu tố gia đình, như bỏ rơi, ngược đãi, bạo hành cha mẹ, ông bà… Đặc biệt, các đoàn thể, như Đoàn Thanh niên, hội phụ nữ…, phải có nhiều hoạt động, nhiều phong trào khơi gợi, làm lan tỏa những tấm gương hiếu thảo trong đoàn thể của mình, như phát động các cuộc vận động, thực hiện các đợt biểu dương, có hình thức khen thưởng kịp thời và mang tính động viên đối với những trường hợp tiêu biểu, tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu… Trong đó, cần chú trọng xây dựng tác phẩm văn học nghệ thuật với tính điển hình hóa để có thể thấm sâu vào tình cảm, nhận thức của người tiếp nhận. Đồng thời, quan tâm sử dụng mạng internet và mạng xã hội để làm lan tỏa các gương tiêu biểu, các tác phẩm hay…

Suy cho cùng, khi dạy trẻ ê a câu “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” thì người lớn không phải chỉ dạy về lòng biết ơn mà còn bắt đầu dạy trẻ về lòng hiếu đễ, tức là phải biến lòng biết ơn đó thành một hành động cụ thể, thiết thực đối với ông bà, cha mẹ của mình!

Nguyn Minh Hi