Thứ tư, 7/12/2022, 13h35

Vinh danh người thầy truyền lửa đam mê sáng tạo và khởi nghiệp

Gii thưng Trn Đi Nghĩa ln đu tiên năm 2022 do UBND TP.HCM thành lp va vinh danh 12 cá nhân có nhiu đóng góp cho s phát trin GDNN TP, góp phn phát trin kinh tế - xã hi ca đt nưc.


Nhà giáo, cán b qun lý nhn gii thưng

12 cá nhân được vinh danh lần này là những điển hình nhà giáo, cán bộ quản lý nhiều năm kinh nghiệm, hoàn thành xuất sắc công tác thi đua của ngành. Về chuyên môn, nhà giáo, cán bộ quản lý luôn chủ động tìm tòi, sáng tạo phương pháp giảng dạy, quản lý hiệu quả góp phần vào sự phát triển GDNN TP nói riêng và cả nước nói chung.

Nhng tm gương sáng trong trưng ngh

Trong 12 gương mặt nhà giáo được tôn vinh, thầy Châu Văn Bảo - Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Lý Tự Trọng TP.HCM là một trong số những cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm, được đồng nghiệp và học sinh, sinh viên đánh giá cao về năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Trong suốt 20 năm công tác trong lĩnh vực GDNN, thầy Bảo có nhiều nghiên cứu, sáng kiến đề xuất giải pháp trong công tác chuyên môn, tích cực tham gia các hoạt động thi đua sáng tạo và đạt nhiều thành tích cao. Bên cạnh công tác quản lý, thầy còn tham gia giảng dạy và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu, thiết kế các mô hình, dự án phục vụ trực tiếp giảng dạy.

NGƯT Đoàn Phúc Linh Tâm - Trưởng khoa Múa dân gian dân tộc (Trường TC Múa TP.HCM) là một trong 3 nhà giáo nữ trẻ được tuyên dương lần này. Trong 18 năm công tác, cô Linh Tâm được ghi nhận với nhiều nỗ lực cống hiến cho ngành, tích cực tham gia các cuộc thi về chuyên môn, học thuật. Theo cô Linh Tâm, hạnh phúc nhất trong nghề là góp phần đào tạo những thế hệ học sinh, đồng nghiệp yêu nghề, yêu nghệ thuật và có trách nhiệm. Cô Tâm từng hai lần đoạt giải A giải thưởng nghệ thuật Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam (năm 2016 và năm 2018).

Trẻ nhất trong số 12 gương mặt nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN, thầy Lê Thanh Phong - Trưởng khoa Điện lạnh (Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức) chia sẻ: Tôi chọn GDNN với mong muốn đóng góp sức mình để đào tạo ra thế hệ lao động có tay nghề, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Ngoài giảng dạy, thầy Phong còn dành thời gian cho đọc sách, nghiên cứu và thiết kế mô hình, dự án phục vụ giảng dạy hiệu quả hơn. Theo thầy Phong, mục đích nghiên cứu còn để thu hút sự tham gia của học sinh, sinh viên, qua đó các em được rèn luyện, nâng cao tay nghề. “Nhà giáo GDNN là đội ngũ tạo ra đội ngũ lao động, giảng dạy. Ý thức được điều đó, bản thân luôn chú trọng học tập từ doanh nghiệp, đồng nghiệp, chủ động trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiên cứu khoa học”, thầy Phong nói.

Được biết, thầy Lê Thanh Phong là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu, sáng kiến có phạm vi ảnh hưởng cấp TP, trong đó có tham gia nghiên cứu một đề tài khoa học cấp TP và đã được Sở KH-CN TP nghiệm thu. Ngoài ra, thầy còn đạt giải nhì ở Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp TP lần thứ 6 (2019) và giải nhất ở hội thi này cấp quốc gia lần thứ 6 (2019).

Truyn la đam mê sáng to và khi nghip

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM Nguyễn Văn Lâm cho biết, giải thưởng Trần Đại Nghĩa do UBND TP thành lập không chỉ nhằm tôn vinh, tri ân những cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển GDNN TP nói riêng và cả nước nói chung mà qua đó còn khích lệ, động viên nhà giáo tích cực hơn trong hoạt động chuyên môn và nghiên cứu đổi mới sáng tạo. Theo ông Lâm, những cá nhân được vinh danh lần này là những cán bộ quản lý, nhà giáo tâm huyết, yêu nghề, đặc biệt là những người đi đầu trong công tác đổi mới quản lý, phương pháp giảng dạy hướng tới mục tiêu chung là đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập.

NGƯT.TS Nguyễn Trần Nghĩa - nguyên Hiệu trưởng Trường CĐ Nghề TP cũng đánh giá cao về ý nghĩa của giải thưởng Trần Đại Nghĩa. Đây là nguồn động viên tinh thần, ghi nhận sự đóng góp của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, qua đó xây dựng hình ảnh GDNN.

Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức, khẳng định GDNN có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, là nơi cung ứng nhân lực qua đào tạo cho thị trường lao động. TP hiện có 371 cơ sở GDNN, hàng năm có hơn 125.000 người học tốt nghiệp các trình độ và tham gia thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo đáp ứng nhu cầu tuyển dụng, góp phần giải quyết việc làm cho thị trường lao động của TP và các tỉnh lân cận.

Mục tiêu chung của GDNN là đào tạo nhân lực trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; Có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh quốc tế; Bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; Tạo điều kiện cho người học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

“Góp phn cho thành công, phát trin GDNN hôm nay và tương lai là kết qu ca nhiu yếu t, trong đó phi k đến s đóng góp không ngng ngh ca đi ngũ nhà giáo, cán b qun lý GDNN. Nhà giáo làm hết chc phn ca mình, hoàn thành công vic khó ca s dy hc, đó đã là quý. Nhà giáo làm vic tt, làm mt cách xut sc, điu đó càng quý hơn” - Phó Ch tch UBND TP Dương Anh Đc bày t.

Nhà giáo, cán b
 qun lý GDNN giao lưu ti bui trao gii

Tại buổi trao giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần 1 mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức đề nghị Sở LĐ-TB&XH, các trường cần quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Hàng năm phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về vai trò và vị trí của học nghề. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN. 

“Để nâng cao chất lượng GDNN trong thời gian tới, tôi mong muốn và gửi gắm quý thầy cô tiếp tục duy trì sự nhiệt huyết, giữ mãi ngọn lửa đam mê của chính mình và truyền cho học sinh, sinh viên ngọn lửa ấy để các em đam mê trong học tập, nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, sáng tạo.

Mỗi nhà giáo phải là tấm gương đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn cho người học noi theo; Là cán bộ truyền thông góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao chất lượng GDNN”, Phó Chủ tịch Dương Anh Đức kỳ vọng.

T.An