Thứ ba, 5/7/2022, 17h09

Vĩnh Long: Muốn mở rộng thị trường nông sản ở TP.HCM

Ông Hồ Trung Nghĩa - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Vĩnh Long - cho biết, tỉnh có nhiều loại trái cây đặc sản như: bưởi năm roi Bình Minh, nhãn Long Hồ, cam sành Tam Bình, thanh long, chôm chôm… Lâu nay, bà con chỉ bán qua thương lái, thị trường tiêu thụ không được rộng rãi nên sản phẩm bán không được giá cao. Nông dân trong tỉnh rất mong được mở rộng thị trường tiêu thụ đến người dân TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung để họ tiếp cận được những đặc sản, trái cây của tỉnh Vĩnh Long góp phần tiêu thụ nông sản cho người nông dân, thực hiện tiêu chí “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.


Thanh long v vàng ca Vĩnh Long đưc gii thiu ti TP.HCM

Là một nông dân gắn với cây ăn trái từ nhiều năm nay, anh Lâm Hoàng Chí - huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long -  thấm thía cái cảnh được mùa mất giá. Anh Chí cho biết, trước đây anh trồng thanh long đỏ nhưng do giá thành lúc lên lúc xuống, thậm chí không bán được nên chuyển sang trồng giống thanh long vỏ vàng có nguồn gốc từ Malaysia. “Loại này hiếm, thị trường ít có nên bán có giá. Nếu thanh long bình thường giá bán ra chỉ tầm 5-10 ngàn đồng/kg thì thanh long vỏ vàng bán được 50-70 ngàn đồng/kg”, anh Chí cho biết.

Dù vậy anh Chí vẫn gặp nhiều khó khăn cho đầu ra sản phẩm. Lý do anh chưa có nhiều kênh kết nối nên sản phẩm chủ yếu bán cho thương lái và việc bị ép giá xảy ra thường xuyên. Qua khâu trung gian nên sản phẩm tới tay người tiêu dùng không còn chất lượng như ban đầu, giá cả cũng bị đẩy lên cao… khiến cả người trồng như anh lẫn người tiêu dùng đều bị thiệt.

Anh Nguyễn Công Lực - chủ một vườn sầu riêng ở tỉnh Vĩnh Long - cũng cho biết, trước đây có thông tin trái cây bị bơm thuốc sau đó bán ra khiến ai nghe cũng sợ không dám ăn, làm nhà vườn điêu đứng. Thực chất đây không phải lỗi của nhà vườn mà do qua trung gian người này mua đi, người kia bán lại. Bởi vậy khi nông sản đến tay người tiêu dùng đã không còn giữ được uy tín, chất lượng.

Bởi vậy, cũng như những nông dân trồng cây ăn trái trong cả nước, anh Chí và anh Lực mong muốn nông sản mình trồng ra được đưa đến tay người tiêu dùng nhiều hơn, nhanh hơn để cả người trồng cây lẫn người ăn trái đều được hưởng lợi. Người trồng cây thì không rơi vào hoàn cảnh bán giá bèo, bị thương lái ép giá; còn người tiêu dùng thì mua được trái cây tươi ngon, không ngâm thuốc. Muốn vậy thì phải có nhiều kênh bán hàng chính thống để người nông dân tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng…

Sông Hu