Thứ bảy, 15/2/2020, 21h15

Xây dựng đô thị thông minh: Không nên làm đối phó

Là nhn mnh ca Ch tch UBND TP.HCM Nguyn Thành Phong ti Hi ngh trin khai đ án “Xây dng TP.HCM tr thành đô th thông minh (ĐTTM)” ti 24 qun/huyn, do UBND TP t chc mi đây.

Ch tch UBND TP.HCM Nguyn Thành Phong phát biu ti hi ngh

Đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành ĐTTM giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025” bước đầu thí điểm ở Q.1 và Q.12. Sau gần 3 năm triển khai, 2 quận đã đạt được nhiều kết quả.

Tại Q.1, đã thành lập ban chỉ đạo, tổ giúp việc thực hiện đề án, hoàn thành việc tích hợp camera tại địa bàn dân cư và trụ sở công an 10 phường, kết nối về trung tâm điều hành thông minh của quận với 1.115 mắt camera và 128 đầu thu. Hệ thống camera đã hỗ trợ, phục vụ cho ban chỉ huy thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý tình huống phát sinh. Năm 2019, hệ thống camera phát hiện và gửi 7.515 tin nhắn cảnh báo, trung bình mỗi ngày có 30 tin nhắn cảnh báo về an ninh trật tự và trật tự đô thị.

Q.1 cũng đã triển khai 9 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với 41 thủ tục hành chính công và 3 dịch vụ tiện ích. Như lĩnh vực GD-ĐT, thông qua dịch vụ trực tuyến đăng ký tuyển sinh đầu cấp, năm học 2019-2020 ngành giáo dục đã tiếp nhận 1.680 hồ sơ nộp trực tuyến tuyển sinh đầu cấp/3.463 hồ sơ tiếp nhận, chiếm tỉ lệ 48,5%. Quận đã thực hiện số hóa 845.261 hồ sơ hộ tịch (giai đoạn 1954-2009) và 319.548 hồ sơ hộ tịch từ năm 2010 đến 2015.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch UBND Q.1 - cho biết, ứng dụng CNTT trong xây dựng ĐTTM cũng là điểm khó vì công nghệ liên tục phát triển, đầu tư phải kịp thời, nếu chậm thì kết quả sẽ không như mong muốn. Nhưng Q.1 thuận lợi ở chỗ được TP xây dựng thí điểm trung tâm CNTT từ năm 2013, tạo lập được đội ngũ công nghệ, góp phần cùng các đơn vị cung cấp công nghệ trao đổi và xây dựng các phần mềm, nội dung phục vụ trong kế hoạch thông minh.

Tại Q.12, đã tập trung đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về CNTT; đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp các phần mềm quản lý, giúp công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước kịp thời. Thông tin nhanh tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự đến nhân dân, là kênh tương tác, góp ý, phản ánh của nhân dân trong xây dựng chính quyền.

Theo ông Lê Trương Hải Hiếu - Chủ tịch UBND Q.12, 2 năm thí điểm đề án đã có sự chuyển biến tích cực, mang lại hiệu quả thiết thực trong công việc. Cuối năm 2019, cổng dịch vụ công trực tuyến có hơn 5.500 hồ sơ; tiếp nhận và xử lý được 1.585/1.596 phản ánh.

“Với quan điểm làm sao giải quyết nguyện vọng của người dân tốt nhất nên quận tối đa hóa tương tác với người dân. Các ứng dụng CNTT triển khai được đánh giá cao, nhận được nhiều phản hồi tích cực. Tính đến cuối năm 2019, có hơn 70.600 lượt đánh giá rất tốt với tỉ lệ hơn 90%; hơn 5.000 lượt đánh giá tốt với tỉ lệ hơn 6%…”, ông Hiếu cho biết.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông thành lập hội đồng đánh giá kết quả đạt được của Q.1 và Q.12. Đồng thời đề nghị các quận/huyện xây dựng đề án, xác định rõ mục tiêu, nội dung, lộ trình và điều kiện thực hiện; cố gắng hoàn thành đề án trong tháng 3 và vạch ra kế hoạch cho thời gian tới để UBND TP duyệt.

Đề án xây dựng trên điều kiện có sẵn của từng quận/huyện. Có thể nghiên cứu quá trình đô thị ở những nơi khác và nghiên cứu đề án của TP để xây dựng đề án phù hợp với địa phương. Nên chọn một đơn vị tư vấn và chú ý cả khâu đào tạo nhân lực thực hiện. Sau khi làm xong đề án, phải làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu một cách đầy đủ. Mọi thiết kế chính sách cho đề án bắt đầu từ lợi ích của người dân, đẩy mạnh tính tương tác giữa người dân với chính quyền, làm sao mỗi người dân là một cảm biến, không nên làm kiểu đối phó.

“Làm tốt điều này còn phụ thuộc vào sự năng động của từng chủ tịch quận/huyện. Phải có sự cố gắng mới hoàn thành tốt đề án”, ông Phong nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND TP cũng lưu ý, các quận/huyện phải chú ý việc kết nối dữ liệu, không có dữ liệu dùng chung là không làm được.

“TP.HCM có tính chất đô thị hóa lớn, mỗi quận/huyện chính là vệ tinh, mỗi chủ tịch quận/huyện là một thị trưởng, tất cả vận hành trong tổng thể, không thể tách rời đề án xây dựng TP trở thành đô thị thông minh”, ông Phong cho biết.

Theo Sở thông tin và Truyền thông, việc triển khai chính quyền điện tử tại 24 quận/huyện quan trọng là phải biết ứng dụng công nghệ kịp thời. Triển khai phải tuân thủ theo kiến trúc chính quyền điện tử TP, trong đó sử dụng các danh mục điện tử dùng chung, kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của TP và tích hợp, chia sẻ dữ liệu với kho dữ liệu dùng chung…

Bài, ảnh: Nguyn Trinh