Thứ bảy, 22/2/2020, 21h05

Xây dựng văn hóa nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp

Ngoài vic đi mi chương trình, sách giáo khoa; đi mi nâng cao cht lưng đi ngũ giáo viên; đi mi kim tra, đánh giá; vic đi mi môi trưng giáo dc, to điu kin đ thc hin đi mi toàn din GD-ĐT có ý nghĩa rt quan trng.

Theo tác gi, mt môi trưng giáo dc thun li s to điu kin tt cho vic dy và hc. Trong nh: Mt tiết hc ca hc sinh bc THPT. Ảnh: Đ.Phượng

Xây dựng môi trường giáo dục là một vấn đề lớn trong hoạt động GD-ĐT, để hoạt động dạy và học luôn diễn ra trong một môi trường cụ thể. Một môi trường thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học, ở đó giáo viên có đầy đủ những điều kiện để thực hiện quá trình dạy học một cách tốt nhất; học sinh hứng thú và có điều kiện để lĩnh hội và tìm tòi kiến thức mới, hoàn thiện hệ thống kỹ năng, tích cực, chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức.

1. Có thể nói một cách khái quát, môi trường dạy học là nơi diễn ra quá trình dạy học mà ở đó các yếu tố bên ngoài và bên trong tác động đến quá trình dạy học, cụ thể hơn đó chính là các điều kiện vật chất và tinh thần có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dạy học. Nhìn về cấu trúc của môi trường giáo dục trong một nhà trường có thể thấy 3 yếu tố là môi trường/điều kiện vật chất (môi trường vật lý); môi trường tâm lý và môi trường xã hội. Môi trường vật chất là toàn bộ những cơ sở vật chất, kỹ thuật, các phương tiện, thiết bị phục vụ cho dạy và học trong nhà trường. Môi trường tâm lý là môi trường tác động đến nhận thức, tình cảm, ý chí, thái độ của người dạy và người học. Môi trường tâm lý tốt trong nhà trường là làm sao phải kích thích được động cơ dạy và học của người  thầy và người học; giúp người dạy say mê nghề nghiệp, sáng tạo trong dạy học; giúp người học hứng thú trong học tập, tích cực chủ động tìm kiếm kiến thức, kỹ năng mới. Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ xã hội trong nhà trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động dạy và học trong nhà trường. Đó là từ cơ chế, chính sách về giáo dục, các quy định quản lý trong nhà trường; đến những mối quan hệ giữa nhà trường với địa phương, với cha mẹ học sinh; những mối quan hệ giữa cán bộ quản lý với giáo viên, giữa giáo viên với các tổ chức trong nhà trường, giữa giáo viên với học sinh… Như vậy, trừ yếu tố môi trường vật chất, các yếu tố còn lại trong môi trường giáo dục, nhà trường muốn phát huy được tác dụng tốt nhất đến quá trình dạy và học đòi hỏi đến một môi trường văn hóa. Theo đó, văn hóa nhà trường vừa là chất xúc tác vừa là điều kiện để các yếu tố tâm lý và xã hội phát huy tác dụng, thúc đẩy quá trình dạy và học. Mục tiêu chung nhất của văn hóa học đường là xây dựng trường học lành mạnh để đảm bảo cho việc dạy và học tốt. Cụ thể, các nội dung văn hóa học đường có thể tóm lược lại như sau: Làm cho mọi thành viên hiểu được mục tiêu và những giá trị của nhà trường, xây dựng được thái độ, niềm tin của người thầy, học sinh và những người có liên quan. Xây dựng được các chuẩn mực văn hóa của nhà trường, trong đó có những chuẩn mực của các mối quan hệ hợp tác bên trong nhà trường và với bên ngoài nhà trường. Tạo được không khí dân chủ, cởi mở bên trong nhà trường để giáo viên phản ánh, trao đổi với cấp trên, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, có động lực và khát vọng phát triển nghề nghiệp; học sinh hứng thú say mê học tập, chủ động trong tìm kiếm kiến thức mới. Chúng ta thấy yêu cầu xây dựng văn hóa nhà trường là một nội dung rất quan trọng, bao trùm trong những nội dung xây dựng môi trường giáo dục, được quy định và yêu cầu rất cụ thể và chi tiết trong chuẩn nghề nghiệp của giáo viên và hiệu trưởng các cơ sở mầm non, giáo dục phổ thông.

Văn hóa nhà trưng va là cht xúc tác va là điu kin đ các yếu t tâm lý và xã hi phát huy tác dng, thúc đy quá trình dy và hc.

2. Để việc xây dựng văn hóa nhà trường thành công, tạo nên một môi trường văn hóa lành mạnh, an toàn góp phần xây dựng một môi trường giáo dục chuẩn mực theo quy định, các cơ sở giáo dục cần phải xây dựng được các nội dung sau đây: Thứ nhất, các cơ sở giáo dục phải xác định cho được hệ giá trị của đơn vị mình trên cơ sở sự đồng thuận và ý chí của tập thể để làm mục tiêu hướng tới và phấn đấu, là thước đo đánh giá thành quả của nhà trường làm kim chỉ nam cho sự phấn đấu, trong đó chú trọng những giá trị dạy làm người, rèn luyện đạo đức và lối sống. Điều này rất quan trọng bởi vì nếu không xác định được triết lý, những giá trị của nhà trường làm mục tiêu hướng tới thì nhà trường sẽ mất phương hướng trong quá trình hoạt động, thiếu bề dày truyền thống và động lực phấn đấu. Thứ hai, các trường trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của cấp học, tình hình đặc điểm của nhà trường, phải xây dựng được bộ nội quy, quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường và tổ chức thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử đó, tạo thành một nếp văn hóa nhà trường, hình thành được một môi trường văn hóa lành mạnh, thân thiện của nhà trường, tạo được bản sắc văn hóa riêng của nhà trường mà mỗi thành viên đều tự giác tuân thủ và tự hào về văn hóa của đơn vị mình. Thứ ba, trên cơ sở bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí việc làm, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên và hiệu trưởng các cơ sở giáo dục, các trường phải cụ thể hóa được các nội dung công việc, những ứng xử theo tiêu chí xây dựng môi trường văn hóa nhà trường mà từng chức danh, vị trí việc làm cần phải thực hiện; có đánh giá phân loại khách quan, nghiêm túc theo định kỳ… nhằm tối ưu hóa quá trình xây dựng văn hóa nhà trường với hiệu quả cao nhất. Thứ tư, tổ chức xây dựng, tuyên dương và nhân rộng các tấm gương, mô hình tiên tiến; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy, quy tắc ứng xử văn hóa của nhà trường để uốn nắn, định hướng quá trình xây dựng và phát triển mô hình văn hóa của nhà trường. Thứ năm, thường xuyên trao đổi tổng kết kinh nghiệm về xây dựng mô hình văn hóa nhà trường; hướng dẫn hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường và giữa các trường với nhau để học tập những mô hình tốt, bổ sung hoàn thiện những tiêu chuẩn, tiêu chí một cách cụ thể, nhằm ngày càng hoàn thiện hơn mô hình văn hóa nhà trường.

Tóm lại, xây dựng văn hóa là một nội dung rất quan trọng của quá trình xây dựng môi trường giáo dục. Nội dung này đã được quy định ở tiêu chí đầu tiên trong tiêu chuẩn 3, điều 6 của Chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên và hiệu trưởng, điều đó thể hiện tầm quan trọng của nó trong việc xây dựng môi trường giáo dục. Muốn thực hiện thành công việc xây môi trường giáo dục nói chung và văn hóa nhà trường nói riêng, mỗi cơ sở giáo dục không những phải xây dựng hệ giá trị cho mình, hoàn thiện bộ nội quy, quy tắc ứng xử trong trường học mà còn cần phải cụ thể hóa các tiêu chuẩn, tiêu chí theo chức danh nghề nghiệp, thường xuyên tổng kết, trao đổi kinh nghiệm thì sự nghiệp xây dựng môi trường giáo dục và xây dựng văn hóa nhà trường mới đạt được kết quả như mong muốn.

PGS.TS Ngô Minh Oanh
(UV Hi đng quc gia thm đnh chương trình
giáo d
c ph thông tng th)