Thứ bảy, 15/7/2017, 20h46

Anti vaccine: Trào lưu nguy hiểm, bài học đắt giá

Gn đây trên mng xã hi xut hin mt s nhóm kêu gi anti vaccine (ty chay vaccine) khiến nhiu bà m hoang mang và t chi vic tiêm vaccine cho tr. Theo các chuyên gia, vic làm này rt nguy him, có th gây hu qu nghiêm trng cho cng đng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo ph huynh nên đưa tr đi tiêm chng đúng lch đ phòng bnh cho conẢnh: M.C

Ty chay vaccine là thiếu khoa hc

Trước thông tin về những tai biến sau khi tiêm vaccine, một số cá nhân và nhóm đã lập ra các trang xã hội để anti vaccine. Có nhóm có đến hơn 12.000 thành viên như “Vaccine nên hay không?”, “virus vaccine”…

Tại những trang mạng này, các bà mẹ chia sẻ rất nhiều vấn đề xung quanh việc tiêm vaccine. Điều đáng nói là có một tỷ lệ khá lớn kêu gọi tẩy chay vaccine bằng việc đăng các status nói về việc cần hạn chế tiêm vaccine cho con để hệ miễn dịch của con tự hoạt động, thậm chí có lời đồn thổi cho rằng tiêm vaccine có nguy cơ dẫn đến tự kỷ…

Nick name T.A.N viết: “1 khảo sát chưa từng có trên hàng trăm trẻ em “homeschooled” (học ở nhà) tại Mỹ đã cho thấy, so với trẻ không tiêm vaccine thì trẻ tiêm vaccine có tỉ lệ mắc bệnh mãn tính cao hơn 2,4 lần; có tỉ lệ mắc eczema hơn 2,9 lần; có tỉ lệ mắc chứng rối loạn phát triển thần kinh cao hơn 3,7 lần; có tỉ lệ mắc bệnh tự kỷ cao hơn 4,2 lần...”.

Hay một thông tin khác được đăng trên trang “Vaccine nên hay không?” như sau: “Một trường hợp bị viêm não Nhật Bản sau khi tiêm vaccine viêm não Nhật Bản. Liệu có phép màu nào để mẹ bé quay ngược thời gian không? Nếu không có thông tin thì dù phép màu cũng không giúp được các bố mẹ”. Từ những thông tin này, rất nhiều người vào bình luận khiến các bà mẹ hoang mang và do dự, thậm chí là thẳng thừng từ chối tiêm vaccine cho trẻ. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến, chuyên gia và bác sĩ bảo vệ việc tiêm vaccine, đưa ra những dẫn chứng khoa học để bác bỏ những quan điểm của hội này…

Về vấn đề này, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 - nhấn mạnh: “Một số thông tin trên mạng xã hội về trường hợp tử vong hay biến chứng sau khi tiêm vaccine chỉ mang tính cá thể, chưa có cơ sở khoa học. Không nên đổ lỗi hoàn toàn do tiêm vaccine rồi anti vaccine vì việc làm này vô cùng nguy hiểm, có thể tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát”.

Cũng theo bác sĩ Khanh: “Hiện có khoảng 10 trẻ đang điều trị viêm não Nhật Bản ở khoa, nguyên nhân là do không được tiêm vaccine phòng chống. Hơn 80% trẻ điều trị viêm não, ho gà, bạch hầu tại bệnh viện không được tiêm vaccine từ nhỏ”.

Nguy cơ dch bùng phát

Thực tế, nhiều dịch bệnh đã xảy ra ở Việt Nam cũng như thế giới khi nhiều trẻ không được tiêm vaccine. Tại Việt Nam, điển hình là năm 2014, dịch sởi bùng phát khiến hàng ngàn trẻ mắc bệnh, trong đó có khoảng 150 bé tử vong. Trước đó, do tai biến xảy ra với 3 bé ở tỉnh Quảng Trị sau khi tiêm vaccine (nguyên nhân sau này được xác định là do tiêm nhầm thuốc) nhưng thời điểm đó nhiều người quy kết là do vaccine gây ra và quyết định không cho con chích ngừa. Hay tại Mỹ, tiểu bang Minnesota đang hứng chịu dịch sởi tồi tệ nhất trong gần 3 thập kỷ qua bởi người Mỹ gốc Somali tẩy chay việc tiêm chủng…

PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương quan ngại: “Thời gian qua có một số nơi, một số thời điểm tỷ lệ tiêm chủng thấp và dịch bệnh nghiêm trọng đã xảy ra như dịch sởi, bạch hầu, ho gà, viêm não Nhật Bản… cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em. Điều này càng cho thấy nếu trẻ em không được tiêm chủng thì nguy cơ dịch bệnh quay trở lại là rất lớn, gây nguy hiểm cho sức khỏe trẻ em và toàn thể cộng đồng”.

Cũng theo ông Dương, việc tiêm chủng vaccine trên thế giới đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc đẩy lùi dịch bệnh. Cụ thể, bệnh đậu mùa đã từng giết chết 2 triệu người mỗi năm cho tới cuối những năm 1960, đã bị quét sạch vào năm 1979, sau những chiến dịch tiêm chủng toàn cầu; số ca mắc bệnh bại liệt giảm từ trên 300.000/năm giai đoạn những năm 1980 xuống chỉ còn 358 trường hợp năm 2014; số mắc bạch hầu đã giảm từ 80.000 trường hợp năm 1975 xuống còn dưới 10.000 trường hợp như hiện nay. Vaccine phòng Haemophilus influenza B (Hib) đã làm giảm 90% tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do Hib ở châu Âu trong 10 năm…

“Khoảng 85-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Nhờ có vaccine hàng năm trên thế giới đã cứu sống được khoảng 2,5 triệu trẻ em không bị chết do bệnh truyền nhiễm. Vaccine và tiêm chủng góp phần quan trọng để đạt được mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm tỷ lệ tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới”, ông Dương thông tin.

Minh Châu