Thứ bảy, 9/9/2017, 20h14

Bán trú vệ tinh: Bao giờ hết tự phát?

Không đăng ký đưc bán trú cho con ti trưng hc, nhiu ph huynh đã gi con vào các cơ s, nhóm bán trú bên ngoài trưng (còn gi là bán trú v tinh). Nhng lp bán trú như thế này xut hin rt nhiu các qun có đông dân nhp cư và t l trưng dy 2 bui/ngày thp như Q.Gò Vp, Bình Tân... Điu đáng nói là, các lp bán trú này đã ra đi hơn 10 năm nay nhưng TP.HCM vn chưa có mt cơ chế qun lý nào dành cho mô hình này.

Gi báo bài ca HS ti nhóm bán trú Bình Minh, Q.Gò Vp. Ảnh: M.Phương

Tan trưng là vào bán trú v tinh

Khi năm học mới bắt đầu cũng là lúc đều đặn các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần, đúng 11 giờ trưa, tại cổng số 2 Trường Tiểu học Bình trị 1, Q.Bình Tân, một số nhân viên Cơ sở bán trú - bồi dưỡng văn hóa Thiên Phát (P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân) đứng chờ đón từng tốp 5 đến 7 HS về cơ sở.

Cơ sở cách cổng số 2 của trường khoảng 50m với diện tích phòng bán trú gần 40m2. Hiện cơ sở có khoảng 30 HS  lớp 1 buổi của Trường Tiểu học Bình Trị 1 với nhiều độ tuổi khác nhau. Các em được 3 nhân viên trông nom, chăm sóc ăn trưa, ngủ nghỉ, sau đó giúp đỡ hoàn thành chương trình báo bài trên lớp, ôn tập củng cố, nâng cao kiến thức. Trước 6 giờ buổi chiều, các em được giao trả cho phụ huynh.

Trong vai một phụ huynh xin gửi bán trú cho con gái học lớp 1, tôi được một chị tên Tâm tư vấn: “Nếu không gửi được bán trú nhà trường thì phụ huynh cứ mang con đến đây, chúng tôi sẽ trông giữ HS từ thứ 2 đến thứ 6, học phí lớp 1, 2, 3 là 1,1 triệu đồng và lớp 4, 5 là 1,2 triệu đồng/tháng. Nếu gửi cả thứ 7 thì phụ huynh đóng thêm 100 ngàn đồng. Số tiền này bao gồm tiền trông giữ, ăn trưa, báo bài...”.

Cũng theo chị Tâm, ngoài đối tượng HS học 1 buổi tại Trường TH Bình Trị 1, với những HS học bán trú trong trường nếu buổi chiều ra về phụ huynh chưa kịp đón thì cơ sở sẽ nhận đón giúp.

Tương tự, tại Trường Tiểu học An Hội, Q.Gò Vấp, sau giờ tan trường buổi trưa, hàng trăm HS các lớp 1 buổi cũng được nhân viên của các nhóm bán trú Bình Minh, Thiên Thần, Trí Đức, Thần Đồng.... ở hẻm 51 (đối diện cổng trường) đến đón. Chị Trinh - nhân viên nhóm bán trú Bình Minh - cho biết: “Do không có phụ huynh đưa đón nên các nhóm bán trú nhận luôn trách nhiệm đón HS về cơ sở nhằm đảm bảo an toàn cho các em”.

Hiện nhóm bán trú Bình Minh trông giữ hơn 60 HS tiểu học. Từ 11 giờ đến 12 giờ trưa, các em được vệ sinh cá nhân, ăn trưa, ngủ nghỉ. Buổi chiều, khoảng 2 giờ, nhân viên của nhóm bán trú sẽ hướng dẫn các em học theo sổ báo bài, làm thêm bài tập nâng cao. Đến 4 giờ 30, các em được ăn xế, thư giãn. Từ 5 giờ trở đi, nhân viên trong nhóm sẽ giao trả các em về với gia đình. Học phí mỗi tháng là 900 ngàn đồng và mỗi tuần HS được gửi từ thứ 2 đến thứ 7. Tháng đầu tiên, HS được giảm 10% học phí và giảm 20% cho HS có hoàn cảnh khó khăn.

Qua thăm hỏi chúng tôi được biết, nhóm bán trú Bình Minh thành lập từ năm 2007 dưới sự quản lý của UBND P.14, Q.Gò Vấp. Mặc dù UBND phường quản lý hoạt động nhưng hiện tại nhóm vẫn chưa có giấy phép chính thức.

Chưa có cơ chế qun lý c th

Đây là chia sẻ của ông Ngô Văn Tuyên - Trưởng phòng GD-ĐT Q.Bình Tân. Ông Tuyên cho rằng, hoạt động của bán trú vệ tinh góp phần giảm bớt gánh nặng cho trường công. Bởi hiện nay nhu cầu phụ huynh gửi con vào bán trú rất lớn nhưng khả năng đáp ứng của trường công lại rất ít. Tuy nhiên, việc quản lý mô hình này còn nhiều bất cập vì hiện tại thành phố chưa có cơ chế quản lý.

“Nếu HS đến cơ sở, nhóm trú vệ tinh để ăn, ngủ, nghỉ thì phía ngành lao động - thương binh và xã hội, y tế phải có trách nhiệm quản lý con người lẫn vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn nếu như bán trú vệ tinh tổ chức thêm GD kỹ năng sống thì ngành GD sẽ có trách nhiệm quản lý. Như vậy, một cơ sở, nhóm bán trú vệ tinh muốn đi vào hoạt động đòi hỏi phải có nhiều giấy phép. Nhưng hiện nay, chưa có UBND phường nào dám cấp phép dịch vụ này bởi UBND TP chưa có hướng dẫn cụ thể”, ông Tuyên nói.

Bà Phan Thúy Trang - Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Hội, Q.Gò Vấp - cũng ủng hộ các cơ sở, nhóm bán trú vệ tinh hoạt động nhưng đòi hỏi các đơn vị này phải được cấp phép. Hiện nay nhiều trường học công lập chưa thể tổ chức được 100% bán trú, những gia đình không có người nhà trông trẻ, kinh tế khó khăn thì bắt buộc họ phải tìm đến các nhóm bán trú ngoài nhà trường. Cụ thể như Trường Tiểu học An Hội chỉ đáp ứng được 30% bán trú, trong khi nhu cầu đến 70% của tổng số hơn 4.000 HS. Các trường hợp không được giải quyết bán trú, phụ huynh phải tự tìm nơi gửi con.

“Cấp phép là để có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ về điều kiện hoạt động bao gồm cơ sở vật chất, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bởi hiện nay, có những nhóm bán trú hoạt động trong cơ sở chật hẹp, nguồn thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt chưa được kiểm tra chặt chẽ, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho HS”, bà Trang nhấn mạnh.

Với tốc độ gia tăng dân số cơ học chóng mặt, trung bình mỗi năm ngành GD-ĐT TP.HCM tăng từ 60 đến 65 ngàn HS, trong đó phần lớn là HS các lớp đầu cấp. Tuy nhiên cơ sở trường lớp xây dựng không theo kịp khiến việc tổ chức bán trú tại một số quận như Bình Tân, Tân Phú, Q.12, Gò Vấp... rất thấp. Vì vậy việc sớm ban hành các văn bản quản lý, hướng dẫn hoạt động của mô hình bán trú vệ tinh sẽ giúp phụ huynh có nơi gửi con an toàn và phần nào giảm áp lực tổ chức bán trú cho các trường công...

Minh Phương