Thứ bảy, 16/9/2017, 22h42

Bão số 10 đi qua: Xơ xác mái trường...

Sut 8 gi qun xoáy các tnh Ngh An, Hà Tĩnh, Qung Bình, Qung Tr, cơn bão s 10 đã khiến di đt min Trung tr nên xác xơ. Nhà ca, trưng hc sp đ, tc mái, cây ci gãy rp, hoa màu t tơi, giao thông nhiu nơi b ách tc. Ngành GD các tnh này vn đã nghèo nay càng nghèo hơn...

Ông Nguyn Đc Chính - Ch tch UBND tnh Qung Tr - đến các đa phương b thit hi nng n do bão đ đng viên bà con nhân dân. Ảnh: V.Y

Trưng hc hư hng nng

Bà Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị - cho biết, toàn tỉnh có 37 trường học bị tốc mái, sụt lún, đổ tường rào, đứt đường dây điện. Hàng trăm cây xanh trong khuôn viên sân trường vị gãy đổ. Ước tính tổng thiệt hại khoảng 3,4 tỷ đồng.

Tại Quảng Bình, ông Hà Văn Nhân - Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh - cũng cho biết, toàn tỉnh có khoảng 300 trường học bị ảnh hưởng do bão, phần lớn là tốc mái ngói, mái tôn, vỡ cửa kính của trường học và nhà công vụ của giáo viên. Con số thiệt hại cụ thể hiện chưa được thống kê do các trường đang khẩn trương khắc phục hậu quả. Các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, thị xã Ba Đồn bị thiệt hại rất nặng nề. Đơn cử như Trường THPT Quang Trung (huyện Quảng Trạch) với quy mô 40 phòng học đã bị cơn bão cuốn toàn bộ mái tôn, vỡ cửa kính, khu nội trú giáo viên bị tốc mái. Nhà trường phải bố trí các giáo viên ở tạm trong những căn phòng học chờ khắc phục.

“Thiệt hại cho ngành GD sau cơn bão này rất lớn. Dự kiến đến thứ 2 tới nhiều trường vẫn chưa thể cho HS trở lại trường”, ông Nhân nói.

Cùng nằm trong tâm bão như Quảng Bình, Hà Tĩnh cũng chịu thiệt hại nặng nề. Ông Nguyễn Duy Ngọc - Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT - thông tin, trên địa bàn tỉnh nhiều huyện thị thiệt hại rất nặng như thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên. Trong đó riêng ngành GD, thiệt hại đa số là sập tường rào, bay mái tôn, ngói trường học, nhà xe... Nặng nhất là Trung tâm Đào tạo nghiệp vụ Sư phạm (huyện Cẩm Xuyên) - do trụ sở cách bãi biển hơn trăm mét nên gió đã lật tung toàn bộ mái nhà phòng học, hội trường, đập vỡ hết hệ thống cửa kính chỉ còn trơ lại khung tường xây.

Cũng theo ông Ngọc, trước đó trong ngày 14-9, ngành GD tỉnh đã chia làm 13 đoàn về các đơn vị trường học để chỉ đạo nhà trường chống bão nên sau bão không có thiệt hại về người.

Theo thống kê ban đầu của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai, bão số 10 đi qua các tỉnh miền Trung với sức tàn phá lớn đã làm nhiều người chết và bị thương. Nhiều nhất là Quảng Bình...

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu: Sửa chữa trường lớp để HS đi học vào sáng thứ Hai

Th tưng giao nhim v cho các lc lưng nhanh chóng khc phc hu qu bão. Ảnh: C.P

Sáng 16-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới Hà Tĩnh. Tại Trường Tiểu học – THCS xã Kỳ Nam (thị xã Kỳ Anh), một trong những điểm bị ảnh hưởng bởi cơn bão mạnh nhất trong 10 năm qua, Thủ tướng biểu dương các chiến sỹ công an và quân đội đang sửa chữa phần mái nhà trường. Đồng thời yêu cầu các lực lượng tiếp tục phối hợp khắc phục hậu quả mưa bão, trước mắt là giúp dân sửa chữa nhà cửa, trong đó có các trường học.

Thủ tướng nhấn mạnh: “Phải khẩn trương khắc phục, sửa chữa trường lớp, dọn dẹp, vệ sinh môi trường, không để gián đoạn việc học của các cháu”.

Làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng cho rằng bão số 10 đã gây thiệt hại lớn cho địa phương. Trước bão, Thủ tướng đã cử Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng  Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường vào Hà Tĩnh làm việc. Sau bão (tối 15-9), Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cùng các lực lượng chức năng cũng đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh.

Tại cuộc làm việc, Thủ tướng cho rằng trong ứng phó bão số 10, hệ thống phòng chống thiên tai đã được phát huy, đặc biệt tinh thần “4 tại chỗ” đã thấm đến người dân và hệ thống chính trị. Công tác dự báo bão tương đối chính xác. Vai trò của truyền thông được phát huy, người dân đã tự giác nhận thức và hành động. Do đó, mặc dù bão lớn, vào nhanh nhưng thiệt hại được hạn chế.

Về một số công việc thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu hệ thống chính trị tiếp tục vào cuộc khắc phục hậu quả bão. Lực lượng quân đội, công an tăng cường cho các địa phương đủ quân số cần thiết.

“Tinh thần là không được để nhân dân sống màn trời chiếu đất, đứt bữa, đói cơm lạt muối”, Thủ tướng nêu rõ. Bộ NN-PTNT giải quyết kịp thời nhu cầu lúa giống cho các địa phương bị thiệt hại bởi bão. Tỉnh Hà Tĩnh trước hết ứng ngân sách hỗ trợ hộ dân bị sập nhà, tốc mái, nhất là gia đình chính sách.

Rời Hà Tĩnh, trưa 16-9, Thủ tướng và đoàn công tác tiếp tục thị sát tình hình thiệt hại do bão số 10 tại tỉnh Nghệ An.

Tại Trường Tiểu học Nghi Hải (thị xã Cửa Lò) - một điểm bị thiệt hại do bão, Thủ tướng đã nghe Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo tình hình thiệt hại và các giải pháp khắc phục hậu quả bão trên địa bàn. 

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu tỉnh huy động các lực lượng tập trung khắc phục, hỗ trợ dân sửa chữa nhà cửa, trường học để các cháu HS có thể đi học bình thường vào sáng thứ Hai tuần tới, khẩn trương ổn định cuộc sống người dân.

Cơn bão cũng đã gây ra thiệt hại lớn đối với người dân. Hàng chục ngôi nhà bị sập hoàn toàn; hàng chục ngàn ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng. Hàng chục ngàn hộ dân phải di dời tránh bão. Sau bão, người dân rơi vào cảnh tay trắng...

Chưa hết, hàng ngàn cột điện hạ thế bị hư hỏng; nhiều tàu thuyền, ghe máy bị chìm. Hệ thống đê điều bị sạt lở nghiêm trọng, như đê Quỳnh Long (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An); đê biển Tả Nghèn (huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh); đê biển Cẩm Hà - Cẩm Lộc (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) dài 2.000m...

Khn trương khc phc

Ngay sau bão, chính quyền các tỉnh bị thiệt hại đã nhanh chóng đi kiểm tra, chỉ đạo các địa phương khắc phục hậu quả. Theo đó các lực lượng công an, quân đội, đoàn viên đã chung tay hỗ trợ người dân lợp lại nhà cửa, dọn dẹp cây xanh bị gãy đổ.

Trưng TH-THCS xã Thch Thng (Thch Hà, Hà Tĩnh) b tc mái, đ cây sau bão. Ảnh: P.Lệ

Ngày 16-9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã có mặt tại Hà Tĩnh, Nghệ An chỉ đạo khắc phục hậu quả do bão số 10 gây ra. Cùng đi với Thủ tướng còn có Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường.

Trước đó (chiều tối 15-9), Thủ tướng đã thị sát các điểm thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra trên địa bàn TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình - một trong hai địa phương nằm trong vùng tâm bão. Thủ tướng đã chỉ đạo các ban ngành chức năng khẩn trương khắc phục sau bão để ổn định đời sống cho nhân dân. Không để người dân bị đói rét, thiếu thông tin. Yêu cầu ngành điện nhanh chóng khắc phục sự cố đường dây để sớm đưa điện thắp sáng trở lại. Đồng thời yêu cầu chính quyền địa phương nhanh chóng triển khai dọn dẹp đảm bảo vệ sinh, môi trường nhằm tránh dịch bệnh xảy ra. Có kế hoạch hỗ trợ nhân dân dựng lại nhà cửa, đặc biệt là những nhà tốc mái, sập, đổ; huy động nguồn lực sửa chữa lại các công trình, ưu tiên các trường học để phục vụ nhu cầu học tập cho HS...

Trong khi đó sở GD-ĐT các tỉnh cũng đã nhanh chóng đi cơ sở chỉ đạo khắc phục hậu quả. Đơn cử như tỉnh Quảng Trị, bà Lê Thị Hương cho biết, trong ngày 16-9, Sở GD-ĐT đã phân công các đoàn về những nơi bị thiệt hại để thăm hỏi, động viên giáo viên, HS tiếp tục khắc phục hậu quả cơn bão để sớm ổn định học tập. Riêng một số trường thuộc địa bàn Vĩnh Linh, Cam Lộ, ngày 16-9 tiếp tục cho HS nghỉ học để dọn dẹp vệ sinh, khắc phục hậu quả do bão gây ra; tại huyện Đakrông, HS ở một số xã tiếp tục nghỉ học do địa hình bị chia cắt bởi nước sông, suối dâng cao. Sở quán triệt đến các trường vùng sâu, vùng xa nhắc nhở HS đến trường chú ý đảm bảo an toàn.

Nhóm P.V