Thứ năm, 19/4/2018, 23h23

Cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn trên toàn quốc

Va qua, y ban An toàn giao thông (ATGT) quc gia đã phi hp vi Cc Cnh sát giao thông (CSGT), B Công an t chc Hi ngh thông tin v kế hoch tuyên truyn và x lý vi phm nng đ cn năm 2018. Trong đó chú trng công tác trin khai các đt cao đim x lý vi phm nng đ cn trên toàn quc t nay đến tháng 2-2019.

3 đt cao đim x lý vi phm nng đ cn s đưc trin khai trên phm vi toàn quc t nay đến tháng 2-2019

Đi tưng vi phm đa phn điu khin xe mô tô

Theo số liệu từ Ủy ban ATGT quốc gia, trong năm 2017, trên phạm vi toàn quốc có hơn 4 triệu trường hợp vi phạm về trật tự ATGT. Trong đó, có 159.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chiếm 3,9% trong tổng số trường hợp đã bị lực lượng CSGT xử lý. Kết quả phân tích hơn 50.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn cho thấy, có đến 46.000 trường hợp vi phạm điều khiển xe mô tô sau khi uống rượu bia (chiếm gần 92%), còn số vi phạm do điều khiển xe ô tô chỉ khoảng 4.000 trường hợp (chiếm gần 8%). Như vậy, số vụ vi phạm nồng độ cồn chủ yếu tập trung vào những đối tượng sử dụng xe mô tô, gắn máy. Tuy nhiên, bên cạnh những địa phương có tình trạng vi phạm nồng độ cồn còn phổ biến, thì các tỉnh thành như Cần Thơ, Phú Thọ, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang là những địa phương được cơ quan chức năng khen ngợi vì đã thực hiện rất hiệu quả công tác tuần tra và xử lý vi phạm nồng độ cồn theo tiêu chuẩn quốc tế.

Nhận định về vấn đề này, Thiếu tướng Trần Sơn Hà (Cục trưởng Cục CSGT) khuyến cáo, tình trạng người tham gia giao thông sau khi uống rượu bia là điều rất đáng lo ngại, vừa nguy hiểm cho bản thân người điều khiển phương tiện, vừa có nguy cơ gây tai nạn cho người cùng tham gia lưu thông và những người xung quanh. Do ý thức chấp hành Luật Giao thông còn  hạn chế, và đang có sẵn “men” trong người nên một số trường hợp có những hành vi chống đối lực lượng chức năng, gây khó khăn trong việc xử lý vi phạm.

Tiến sĩ Khuất Việt Hùng (Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT quốc gia) lưu ý, theo công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ít nhất 40% số nạn nhân bị TNGT là do người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn gây ra. Do đó, Nhà nước và người dân cần có những hành động ngăn chặn tác hại của việc lạm dụng rượu nói riêng và đồ uống có cồn nói chung đối với sức khỏe con người và ATGT. Nhằm phòng ngừa cũng như kéo giảm số vụ TNGT liên quan tới rượu bia, ông Hùng cho rằng, Chính phủ cần xác định công tác tăng cường phòng chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ uống rượu bia là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo đảm trật tự ATGT trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, vừa nhằm kéo giảm tai nạn, vừa góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông trên toàn quốc.

Tăng cưng 3 đt cao đim

Theo kế hoạch được công bố từ hội nghị, trong năm 2018 và quý I của năm 2019, Ủy ban ATGT quốc gia, Cục CSGT và Bộ Công an sẽ phối hợp với các địa phương triển khai 3 đợt cao điểm tuần tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn trên phạm vi toàn quốc. Cụ thể, đợt 1 từ ngày 16-4 đến 15-5; đợt 2 từ ngày 16-8 đến 15-9 và đợt 3 từ ngày 16-12-2018 đến 15-2-2019. Thời gian tập trung kiểm soát, xử lý sẽ được thực hiện thường xuyên từ 12 giờ 30 đến 14 giờ và từ 18 giờ đến 21 giờ mỗi ngày. Đối với các tuyến liên xã, liên huyện, thời gian tập trung kiểm soát và xử lý từ 10 giờ đến 13 giờ và 17 giờ đến 19 giờ. “Danh sách” đối tượng mà lực lượng chức năng tập trung kiểm soát gồm người điều khiển phương tiện ô tô chở khách, ô tô tải chở hàng hóa, xe con; xe mô tô, xe gắn máy; đối tượng nam độ tuổi thanh thiếu niên từ 15-25 tuổi.

Để triển khai các đợt tăng cường, lực lượng CSGT sẽ thực hiện điều tra cơ bản để nắm tình hình hoạt động của các khu vực có nhiều quán ăn, nhà hàng, khu vui chơi, giải trí, các tuyến đường giao thông liên xã, liên huyện, tỉnh lộ, những tuyến đường có nhiều lái xe tham gia giao thông sử dụng rượu bia… Đối với địa điểm được chọn làm khu vực xử lý vi phạm, lực lượng CSGT sẽ chọn những vị trí trên tuyến giao thông thuận lợi cho việc kiểm tra, xử lý vi phạm, đảm bảo các điều kiện về mặt bằng khu dừng phương tiện, tránh gây ùn tắc cho các phương tiện lưu thông khác.

Theo điều 5 và điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, các mức phạt liên quan đến hành vi điều khiển xe khi lái xe đã uống rượu, bia cụ thể như sau:

1.Đối với người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở; phạt từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; phạt từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ. Ngoài ra, tùy từng mức độ mà người vi phạm phải chịu thêm hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 6 tháng.

2.Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 5 tháng tùy từng mức độ vi phạm.

Bài, nh: Đinh Vũ