Thứ năm, 7/12/2017, 23h18

Chính quyền TP.HCM: Cam kết khắc phục khó khăn trong quản lý GDMN tư thục

Chiu 7-12, sau 4 ngày làm vic, K hp th 6 HĐND TP.HCM khóa IX đã bế mc. Ti k hp này, vn đ đưc nhiu đi biu cht vn nht là hot đng giáo dc, trong đó phi k đến công tác qun lý nhà nưc v giáo dc mm non (GDMN)...

Các đi biu HĐND TP.HCM biu quyết thông qua các ngh quyết. Ảnh: H.C

Khuyến khích các cơ s GDMN lp camera

Trả lời chất vấn tại kỳ họp, ông Lê Hồng Sơn - Giám đốc Sở GD-ĐT TP - cho biết, toàn TP hiện có 1.208 trường MN, trong đó ngoài công lập chiếm 61%; nhóm lớp hoạt động độc lập rất lớn, việc bạo hành thường xảy ra ở các nhóm lớp này.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cũng cho biết, sở, ban ngành và các cấp chính quyền luôn chú trọng thực hiện nhiều chính sách chăm lo, phát triển GDMN. Tuy nhiên, tại một số địa phương, công tác quản lý hoạt động nuôi dạy trẻ chưa chặt chẽ, thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên. Mặt khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, phẩm chất cho đội ngũ giáo viên chưa kịp thời. Từ đó đã dẫn đến một số hành vi ngược đãi trẻ em gây bức xúc dư luận xã hội.

“TP đã có nhiều giải pháp tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động tại các cơ sở nuôi dạy trẻ ngoài công lập. Theo đó giao các quận, huyện hướng dẫn chủ trường, nhóm lớp làm thủ tục cấp phép hoạt động; kiên quyết đình chỉ những cơ sở hoạt động sai quy định; khuyến khích lắp đặt camera. Ngoài ra, cơ quan chức năng thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng những nơi giữ trẻ (có phép lẫn không phép) để phụ huynh lựa chọn. Lãnh đạo TP đã phân công trách nhiệm cụ thể đối với hệ thống chính trị phường - xã, thị trấn, khu phố, ấp, tổ dân phố, tổ nhân dân. Vì vậy, TP sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu phường, xã, quận, huyện nếu để xảy ra tình trạng ngược đãi, hành hạ, xâm hại trẻ em”, Chủ tịch TP khẳng định.

Nhiu trưng... nm trên giy hàng chc năm

Trả lời chất vấn của các đại biểu HĐND về tình trạng nhiều dự án xây dựng trường học chậm được triển khai hàng chục năm, ông Sử Ngọc Anh - Giám đốc Sở KH-ĐT TP - cho biết, tại nhiều quận, huyện tuy có quỹ đất để xây trường nhưng lại vướng đền bù giải tỏa. Chẳng hạn như dự án xây dựng Trường THCS Cầu Kiệu (Q.Phú Nhuận) - đã được TP phê duyệt từ 12 năm trước. Dự kiến vốn xây trường ban đầu 13 tỷ đồng nhưng hiện nay đã đội lên trên 63 tỷ đồng, đó là chưa tính phần đền bù giải tỏa. Nguyên nhân là chủ đầu tư khu dân cư Miếu Nổi đã trốn tránh trách nhiệm với TP khi được giao xây dựng khu dân cư này. Hiện TP đã chuyển đầu tư Trường THCS Cầu Kiệu vào vốn ngân sách và sẽ bố trí vốn để nhanh chóng khởi công xây dựng.

Tại Q.11, dự án xây Trường MN phường 14 được quy hoạch từ lâu nhưng hiện vẫn chưa khởi công xây dựng. Trả lời chất vấn của Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm, ông Trần Phi Long - Phó Chủ tịch UBND Q.11 - cho biết, tại khu đất được quy hoạch để xây dựng trường có 3 hộ dân, trong đó đã giải tỏa được 2 hộ, còn 1 hộ vẫn chưa giải tỏa được. Cũng tại khu đất này, Bộ Xây dựng có văn bản đề nghị, sau đó UBND TP cũng có văn bản yêu cầu Q.11 phối hợp với Sở QH-KT, Sở Xây dựng để chuyển mục đích sử dụng...

HĐND TP.HCM thông qua 32 Nghị quyết

Chiều 7-12, tại phiên bế mạc, HĐND TP đã thông qua 32 nghị quyết (NQ) như: NQ về tổng quyết toán ngân sách TP năm 2016; NQ về dự toán thu ngân sách nhà nước; thu, chi ngân sách địa phương năm 2018; NQ về quy định thời hạn quyết toán ngân sách các cấp; NQ về phân bổ dự toán ngân sách TP năm 2018; NQ về kế hoạch đầu tư công; NQ về quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công (đợt 2/2017)…

Đặc biệt, thông qua NQ về triển khai thực hiện NQ 54 của Quốc hội “về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM”. Theo đó, HĐND TP giao UBND TP căn cứ vào tình hình thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, tham mưu trình HĐND TP xem xét, quyết định. Thường xuyên rà soát các quy định khác nhau giữa NQ này với luật, NQ của Quốc hội về cùng một vấn đề. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật khác có quy định cơ chế, chính sách ưu đãi hoặc thuận lợi hơn NQ của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP thì đề xuất HĐND TP xem xét, quyết định.

Trong quá trình xây dựng các đề án, nội dung tại điều 2 NQ này cần đánh giá tác động cụ thể, thực hiện tốt quy chế lấy ý kiến nhân dân thông qua mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan có liên quan; lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp trước khi ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP theo NQ của Quốc hội; bảo đảm cơ chế, chính sách được ban hành đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển TP nhanh hơn, bền vững hơn vì cả nước.

Thường trực HĐND TP, các ban và đại biểu HĐND TP giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức triển khai, thực hiện NQ này. NQ có hiệu lực từ ngày 15-1-2018.

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Quyết Tâm nhấn mạnh: “Với NQ 54, Quốc hội đã mở ra cho TP.HCM nhiều cơ chế thoáng, được quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Nhằm thực hiện tốt NQ này sẽ có nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sự phát triển nhanh bền vững cho TP, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân...”.

Huy Cn

Chủ tịch HĐND TP yêu cầu Sở QH-KT trả lời có hay không việc điều chỉnh đất quy hoạch cho GD thành loại đất khác?

Ông Nguyễn Thanh Toàn - Phó Giám đốc Sở QH-KT TP - trả lời: Có nhưng chỉ đếm trên đầu ngón tay và có sự đồng thuận của Sở GD-ĐT, các quận/huyện. Đó thường là những khu vực không thể thực hiện xây dựng công trình GD vì dân cư dày đặc, không có lối ra vào, không có nguồn lực thực hiện mà các nhà đầu tư chậm trễ, người dân bức xúc phản ánh nhiều lần...

Trong khi nhiều dự án xây trường chưa được triển khai thì Trường Tiểu học Trần Văn Kiểu (Q.6) được xây mới đã bỏ hoang gần 10 năm nay. Ông Lê Hồng Sơn cho rằng, đây là lỗi của đơn vị đầu tư khi không quan trắc địa chất mà vẫn tiến hành xây trường. Hậu quả là trường bị sụt lún, không đảm bảo an toàn cho hoạt động dạy và học. UBND TP đã chỉ đạo và trường sẽ được xây mới tại một địa điểm khác, ngôi trường hiện hữu sẽ phá bỏ.

Lê Quang Huy