Thứ sáu, 19/4/2024, 13h44

Chọn ngành, chọn trường không thể… xuề xòa

Giai đon ôn thi tt nghip THPT cũng là thi đim hc sinh lp 12 cân nhc vic chn ngành, chn trưng xét tuyn ĐH. Vic chn ngành, chn trưng trong thi đim này có vai trò quyết đnh đến tương lai ca mi hc sinh, vì thế không th la chn… xu xòa.


Ph huynh đng hành cùng con trong chn ngành, chn trưng

Chn theo con tim hay theo lý trí?

Tú Ngân (học sinh lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) rất yêu thích ngành truyền thông, em dự tính đăng ký nguyện vọng liên quan đến ngành học này ở một số trường ĐH cả trong và ngoài công lập. Tuy nhiên, gia đình Tú Ngân lại muốn em theo học ngân hàng vì “gia đình có người quen làm trong ngành ngân hàng”.

“Em không biết nên lựa chọn như thế nào, theo ngành yêu thích của bản thân hay là chọn theo mong muốn của gia đình. Nếu chọn theo bản thân, có thể em sẽ gặp phản ứng từ ba mẹ nhưng em được học theo đúng đam mê của mình, còn nếu chọn theo gia đình thì ra trường công việc em không phải lo”, Tú Ngân bày tỏ.

Tương tự, Lê Quân (học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn An Ninh, Q.10, TP.HCM) cũng đang trong thế “tiến thoái lưỡng nan”, khi bản thân yêu thích ngành sư phạm nhưng gia đình lại định hướng theo ngành kinh tế, với quan điểm rằng “học sư phạm sau này khó xin việc, thu nhập bấp bênh, trong khi học kinh tế thì ra trường có thể tiếp quản công việc của gia đình”.

“Hiện nay em và ba mẹ đang gần như “chiến tranh lạnh”. Ba mẹ luôn muốn em đi học thêm những môn liên quan đến khối ngành kinh tế trong xét tuyển ĐH, trong khi em lại hoàn toàn không có xu hướng theo học ngành này. Vì điều này mà em cảm thấy việc chọn ngành, chọn trường rất áp lực”, Lê Quân nói.

Dung hòa mâu thun thế nào?

Theo ThS. Phạm Doãn Nguyên (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM), mâu thuẫn trong chọn ngành, chọn trường là câu chuyện thường gặp. Để dung hòa mâu thuẫn này đòi hỏi mỗi học sinh cần phải có những hiểu biết về ngành, về trường mà mình có nguyện vọng theo học.

“Ba mẹ luôn mong muốn những điều tốt đẹp nhất cho con cái mình, và việc chọn ngành, chọn trường học cũng vậy. Nếu gia đình có các điều kiện ở một lĩnh vực ngành nghề nào đó thì được coi là thuận lợi cho các em khi lựa chọn ngành, trường học. Do đó, việc ba mẹ mong muốn các em theo học là điều dễ hiểu. Trong trường hợp, nếu bản thân không lựa chọn theo định hướng của ba mẹ thì chính các em phải giúp ba mẹ hiểu về ngành nghề mình chọn là phù hợp nhất với mình”, ThS. Phạm Doãn Nguyên nhấn mạnh.

Để làm được điều này, ThS. Phạm Doãn Nguyên cho rằng người học phải chứng minh được năng lực, hiểu biết của mình về ngành lựa chọn. Phân tích được ngành đó phù hợp với mình ra sao, việc học tập thế nào, cơ hội nghề nghiệp sau này… “Nếu các em làm cho ba mẹ hiểu rằng bản thân mình đã có sự tìm hiểu kỹ càng về ngành, trường học như thế nào, sự chuẩn bị nghiêm túc cho tương lai ra sao, thì ba mẹ cũng sẽ ủng hộ cho sự lựa chọn của các em”, ThS. Phạm Doãn Nguyên cho biết.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Thanh Tùng (chuyên gia hướng nghiệp) cho rằng trong việc chọn ngành nghề thì lợi thế về gia đình và môi trường xung quanh là một trong những thuận lợi để người học có thể trải nghiệm về nghề nghiệp, từ đó chọn ngành phù hợp. Ví dụ, nếu gia đình có tiệm bán tạp hóa thì cũng mang đến sự trải nghiệm cho các em về lĩnh vực kinh doanh; quan sát thầy cô mình đứng lớp hàng ngày mang đến cho các em trải nghiệm công việc về nghề giáo; gia đình có người làm trong lĩnh vực ngân hàng thì những câu chuyện nghề cũng ít nhiều mang đến cho các em trải nghiệm trong lĩnh vực này.


Khi ch
n ngành, hc sinh cn biết thế mnh ca bn thân đ la chn chính xác

“Mâu thun trong chn ngành, chn trưng là câu chuyn thưng gp. Đ dung hòa mâu thun này đòi hi mi hc sinh cn phi có nhng hiu biết v ngành, v trưng mà mình có nguyn vng theo hc”, ThS. Phm Doãn Nguyên (Phó Hiu trưng Trưng ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM) nói.

“Điều quan trọng là các em phải biết được những lợi thế chọn ngành nghề của mình để chọn được ngành phù hợp với bản thân. Nếu có xung đột trong chọn ngành với gia đình thì chính các em phải chứng minh được rằng mình chọn ngành một cách có trách nhiệm, có hiểu biết, có tìm hiểu chứ không phải chọn theo ngẫu hứng, theo bạn bè hay là chọn theo xu hướng ngành “hot”, trường “hot””, TS. Nguyễn Thanh Tùng phân tích.

Theo cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM), để giúp học sinh chọn được ngành học phù hợp nhất thì vai trò của trường THPT là phải giúp các em biết được sở trường, thế mạnh của bản thân như thế nào, phù hợp với những lĩnh vực gì để lựa chọn. Các hoạt động như tiếp cận với trường ĐH chỉ làm rõ hơn những hiểu biết về ngành học cho học sinh.

“Việc hướng nghiệp hiện nay sẽ không chỉ qua các hoạt động giáo dục, rèn luyện mà còn gắn liền với từng môn học, trong những trải nghiệm nghề nghiệp của môn học. Đồng thời, các chuyên đề hướng nghiệp cũng phải được làm mới, giúp học sinh tiếp cận được với những người làm trong lĩnh vực đó để có những trải nghiệm và hình dung thực tế nhất. Qua chính các trải nghiệm, hoạt động giáo dục, học sinh sẽ biết mình có những nhóm năng lực nào, chọn ngành nghề nào thì phù hợp. Khi xác định được năng lực, chọn được ngành học phù hợp thì mâu thuẫn giữa ba mẹ và con cái trong chọn ngành cũng sẽ được kéo giảm, thu hẹp”, cô Bùi Minh Tâm bày tỏ.

Bài, ảnh: Long Quân