Thứ bảy, 15/7/2017, 20h45

Đà Nẵng: Cần rà soát, quy hoạch mạng lưới GD-ĐT

Ngày 14-7, B trưng B GD-ĐT Phùng Xuân Nh và đoàn công tác ca B GD-ĐT đã có bui làm việc với lãnh đo Đà Nẵng v tình hình phát triển GD-ĐT ti đa phương.

B trưng B GD-ĐT Phùng Xuân Nh phát biu ti bui làm vic. Ảnh: V.Y

Tại đây, ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết, năm học 2016-2017, ngành GD-ĐT Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành quả như phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi được duy trì và nâng cao; giáo dục phổ thông - tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS thông qua việc tăng cường thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; giáo dục ĐH tập trung đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo, thúc đẩy hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp… Tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như CSVC và trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của sự nghiệp giáo dục; số vốn đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm không đủ đầu tư hoàn thành các dự án phát triển mạng lưới trường lớp theo quy hoạch; công tác dạy học ngoại ngữ chưa có nhiều đột phá; công tác phân luồng sau THCS còn gặp nhiều khó khăn; công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chưa gắn kết chặt chẽ giữa thu hút và đào tạo, giữa đào tạo và sử dụng...

Riêng với dự án Làng ĐH Đà Nẵng đã qua 20 năm vẫn chưa đâu vào đâu nên GS.TS Trần Văn Nam - Giám đốc ĐH Đà Nẵng - đề nghị Bộ GD-ĐT kiến nghị Chính phủ dành nguồn vốn phù hợp trong kế hoạch 2018-2020 để giải phóng mặt bằng.

Đồng tình, ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND Đà Nẵng - cho rằng, nút thắt đầu tiên cần phải gỡ ở dự án này là khâu giải phóng mặt bằng. Để làm được điều đó cần sự chung tay của Chính phủ và chính quyền hai tỉnh Quảng Nam và Đà Nẵng.

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng, Đà Nẵng cần tạo thế cạnh tranh bằng đào tạo nhân lực chất lượng cao. Và để làm được điều đó cần tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, có thể tìm nguồn xã hội hóa để tháo gỡ khó khăn về CSVC. Bên cạnh đó từ bậc phổ thông cần có hệ thống đào tạo chất lượng cao để nuôi dưỡng các thế hệ HS giỏi, từ đó cung cấp nguồn lực cho các bậc học cao hơn.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị, Đà Nẵng cần tiếp tục tập trung rà soát, quy hoạch mạng lưới. Riêng với bậc mầm non và phổ thông nên quy hoạch theo tuyến, xây dựng chuỗi trường học các cấp ở ngoại ô, đô thị vệ tinh, có xe đưa đón HS để giảm sức ép cho đô thị lên trường học. Trong quy hoạch phát triển các trường ĐH cần tập trung thành khu đô thị ĐH, tránh tình trạng quy hoạch phân tán. Chú trọng quy hoạch phát triển theo ngành nghề, tránh đầu tư những ngành dư thừa nhân lực, chú trọng đào tạo nhân lực cho ngành du lịch, CNTT, công nghệ vui chơi, giải trí, ngành dịch vụ. Về phát triển đội ngũ giáo viên, cần xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ hiện nay theo chuẩn mới mà bộ sắp ban hành. Phát huy vai trò của trường ĐHSP; có kế hoạch đầu tư xây dựng trung tâm đào tạo giáo viên xuất sắc để không chỉ đào tạo lại giáo viên cho thành phố mà cho cả các tỉnh trong vùng. Cùng với đó, đẩy mạnh dạy và học ngoại ngữ, bên cạnh các ngoại ngữ khác, cần chú trọng hơn giảng dạy tiếng Anh. Có giải pháp gắn vai trò của các trung tâm dạy ngoại ngữ với nhu cầu học tập trong và ngoài nhà trường của HS. Đặt mục tiêu học ngoại ngữ không phải để thi mà phải gắn với giao tiếp hàng ngày, phục vụ công việc, trong đó có du lịch. Riêng với phân luồng, cần có những chương trình tăng cường hoạt động hướng nghiệp, thông tin cho HS để các em có sự lựa chọn nghề nghiệp…

Vĩnh Yên