Thứ năm, 21/6/2018, 22h13

Đào tạo nghề theo mô hình quốc tế

Các chuyên gia giáo dc ngh nghip (GDNN) khng đnh rng, đ GDNN Vit Nam đưc xã hi quan tâm hơn na nên hc tp kinh nghim ca Hàn Quc, Nht Bn và Đc.

Đi din doanh nghip Nht Bn và chuyên gia t đng hóa tham quan phòng thc hành ca Trung tâm Đào to Khu Công ngh cao TP.HCM

TS. Nguyễn Thanh Điền (giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) cho rằng Hàn Quốc chú trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề và thành công bởi chính sách đào tạo nghề thực hiện theo đặt hàng của các doanh nghiệp lớn. Để đáp ứng cơ cấu nhân lực cho nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc đã có chính sách đầu tư, phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề (đào tạo mới, đào tạo lại và đào tạo chuyển đổi) tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng đã phát triển mô hình hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp và thị trường để đào tạo nguồn nhân lực. Với sự hỗ trợ mạnh của Chính phủ từ những năm 1960, các tập đoàn lớn của Hàn Quốc như LG, Huyndai, Samsung… đã có đủ nhân lực qua đào tạo để phát triển mạnh mẽ và trở thành các doanh nghiệp tầm cỡ quốc tế.

Hệ thống GDNN Hàn Quốc được coi trọng ngay từ bậc trung học. Theo đó, tốt nghiệp THCS, học sinh được hướng vào các trường THPT và TC nghề. Việc định hướng nghề nghiệp sớm và phân luồng đào tạo đã mang lại hiệu quả cao trong điều chỉnh cơ cấu nhân lực. Từ đó, định hướng được rõ nhu cầu đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động theo từng ngành nghề, lĩnh vực. Một trong những thành công của Hàn Quốc trong đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp là đã làm tốt công tác dự báo, thông qua định hướng chiến lược phát triển các tập đoàn, công ty.

Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Hằng (Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ nghệ II) đánh giá cao mô hình GDNN của Đức. Tại Đức, thành công của GDNN là nhờ sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Ở mô hình này, các doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Việc học tại doanh nghiệp là một phần trong chương trình đào tạo đã được thiết kế từ đầu khóa học. Học sinh chỉ có thể tốt nghiệp khóa học khi đã có sự đánh giá của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hiệp hội doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xác định danh mục nghề đào tạo, thiết kế chương trình đào tạo trên cơ sở yêu cầu kỹ năng của các doanh nghiệp. Việc đánh giá, cấp chứng chỉ nghề nghiệp là do doanh nghiệp thực hiện và chứng chỉ này mới có ý nghĩa đối với người học khi vào làm việc tại các doanh nghiệp.

Theo TS. Nguyễn Thị Hằng, Chính phủ Đức cũng quy định rõ trong Luật Dạy nghề: các doanh nghiệp phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động (quy mô, cơ cấu, yêu cầu kỹ năng…) cho Viện Đào tạo nghề Liên bang BiBB của Chính phủ. Viện này có trách nhiệm phân tích thông tin và cung cấp lại thông tin cho các cơ sở đào tạo theo từng nhóm ngành nghề, từng trình độ để tổ chức đào tạo, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

H thng GDNN Hàn Quc đưc coi trng ngay t bc trung hc. Theo đó, tt nghip THCS, hc sinh đưc hưng vào các trưng THPT và TC ngh.

PGS.TS Cao Văn Sâm (Phó Chủ tịch Hiệp hội GDNN và nghề Công tác xã hội) cũng cho biết, Nhật Bản có hệ thống GDNN chuyên nghiệp và bài bản, cung cấp dịch vụ đào tạo cho người học, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Theo đó, cơ sở GDNN quy hoạch ở các địa phương với những ngành nghề đào tạo phù hợp với định hướng phát triển, chú ý đào tạo công việc thực tế, hướng tới những kỹ năng mà doanh nghiệp cần. Hệ thống GDNN Nhật Bản gồm: Trường trung học kỹ thuật hay trung học chuyên nghiệp. Đây là loại hình kết hợp giữa giáo dục phổ cập và dạy nghề đào tạo 3 năm cho đối tượng tốt nghiệp THCS. Trường CĐ kỹ thuật: đây là loại hình chỉ đào tạo cho học sinh tốt nghiệp THPT với thời gian đào tạo 5 năm, gồm 3 năm tại trường trung học kỹ thuật và 2 năm tại trường CĐ kỹ thuật. Trường đào tạo chuyên ngành: đây là loại hình cơ sở GDNN các chuyên ngành đã phân nhóm với thời gian đào tạo 2-3 năm theo yêu cầu của từng chuyên ngành. Trường chuyên tu (trường tư nhân): nằm ngoài hệ thống đào tạo của giáo dục Nhà nước, đào tạo từ 1-2 năm theo yêu cầu của từng ngành, từng tập đoàn kinh tế và thường do các tập đoàn kinh tế thành lập. Nhật Bản phát triển mạnh mẽ các cơ sở đào tạo tại doanh nghiệp và tổ chức đào tạo nghề cho người lao động tại nơi làm việc.

Theo TS. Nguyễn Thanh Điền, Nhật Bản thực hiện thành công việc hướng nghiệp và đào tạo nghề cho lứa tuổi THCS và THPT nhằm định hướng GDNN cho học sinh bằng nhiều phương thức khác nhau. Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, ngay từ những năm tái thiết kinh tế, Nhật Bản chú trọng vào đào tạo giáo viên mới hoặc nâng cao kỹ năng giảng dạy cho giáo viên dạy nghề. Cụ thể, giáo viên dạy nghề của Nhật Bản được trưởng thành từ các doanh nghiệp và được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước tiên tiến hơn để trở thành những người thầy - thợ cả trong đào tạo nghề nghiệp.

T.Anh