Thứ sáu, 8/3/2024, 08h59

Dạy tích hợp: Phải nhanh nhạy, sáng tạo, đánh giá nội dung phù hợp với từng bài học

Dy hc tích hp là xu hưng ph biến ca giáo dc tiếp cn phát trin năng lc trên thế gii hin nay. Xu hưng dy tích hp trong Chương trình GDPT 2018 là tích hp sâu lp dưi và phân hóa dn các lp trên.


Đ dy tích hp nh nhàng giáo viên phi hiu đúng bn cht ca Chương trình GDPT 2018

Dạy học tích hợp có nhiều hình thức khác nhau như tích hợp không tạo nên môn học mới và tích hợp tạo nên môn học mới; tích hợp xuyên môn, đa môn, liên môn và nội môn.

Dạy học tích hợp là cơ sở thuận lợi cho việc lồng ghép các môn học với nhiều nội dung giáo dục khác như giáo dục công dân, sức khỏe, môi trường, biến đổi khí hậu...

Thông qua giáo dục tích hợp, giáo viên sẽ không chỉ hình thành cho học sinh kiến thức đa dạng ở nhiều lĩnh vực, môn học mà từ đó còn góp phần hình thành kỹ năng và phát triển năng lực của học sinh.

Tích hp nh nhàng trong tng môn hc

Tại TP.HCM, ngay từ sớm, những năm 2014-2015, thành phố đã bắt đầu dạy tích hợp ở bậc tiểu học, lồng ghép một số nội dung đơn giản vào trong môn học như giáo dục kỹ năng sống, kiến thức bảo vệ môi trường, sử dụng năng lực hiệu quả.

Theo các giáo viên tiểu học, đây là tiền đề để giáo viên tiểu học thành phố có sự thuận lợi, “đều tay” khi triển khai dạy học tích hợp trong chương trình mới ở các môn học và hoạt động giáo dục, chủ động và đa dạng theo nhiều cách thức.

Khi học bài Thực vật cần gì để sống trong môn khoa học lớp 4 (bộ sách Chân trời sáng tạo), mỗi học sinh lớp 4/1, Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (quận 1) được trồng một cây trầu bà, mười giờ hoặc cùng gieo cải ngay trong giờ học. Quá trình quan sát sự phát triển của cây lại phục vụ việc học môn học công nghệ với bài Trồng và chăm sóc các cây ra hoa.

Cô Tạ Lê Nhật Vy (giáo viên chủ nhiệm lớp 4/1, Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, quận 1) chia sẻ, hai bài học ở hai môn học có sự tương trợ với nhau. Khi giáo viên thực hiện dạy tích hợp, học sinh học môn này nhưng vẫn hiểu thêm kiến thức của môn kia, rất hứng thú.

Ngoài ra, khi dạy môn tiếng Việt, cô Vy còn thực hiện tích hợp thêm kiến thức về kỹ năng sống, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; khi dạy đạo đức có thể lồng ghép thêm nội dung môn tiếng Việt. Tùy theo từng bài, từng môn, giáo viên sẽ có cách tích hợp khác nhau, giúp học sinh tiếp cận kiến thức bài học một cách dễ dàng nhất.

Cô Nhật Vy đánh giá, Chương trình GDPT 2018 mang đến nhiều thuận lợi để giáo viên dạy tích hợp. Giáo viên được đa dạng, chủ động lựa chọn các hướng dạy học để tích hợp được kiến thức các bộ môn. Trong mỗi môn học, ở từng bài học, các bộ sách giáo khoa đều có hướng dẫn giáo viên cách dạy học tích hợp, liên hệ với các kiến thức môn học khác. Việc dạy học tích hợp được triển khai đồng bộ ở các môn học, xuyên suốt các khối lớp ngay từ lớp 1, đã tạo đà để học sinh dễ dàng tiếp thu cách thức này ở các khối lớp cao hơn. Đồng thời, ở mỗi bài học sách giáo khoa cũng gợi ý rất nhiều phương pháp, ví dụ trong môn khoa học sẽ gợi ý bài này giáo viên có thể vận dụng phương pháp dạy học STEM. Như vậy, bản thân phương pháp đã là một cách để giáo viên triển khai dạy tích hợp hiệu quả.


Hc sinh lp 4/1, Trưng Tiu hc Nguyn Hu (qun 1) trng cây đ hc môn công ngh và khoa hc

“Với chương trình cũ trước đây, khi muốn dạy tích hợp, giáo viên phải cân đo đong đếm rất nhiều, làm sao trong thời lượng bài học đó giáo viên phải vừa truyền tải hết kiến thức cho học sinh, vừa tích hợp được thêm những nội dung cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay tích hợp được gắn vào trong từng môn học, hoạt động giáo dục, giáo viên cũng được quyền chủ động thiết kế chương trình giảng dạy, vì vậy dạy tích hợp rất nhẹ nhàng” - cô Tạ Lê Nhật Vy nói thêm.

Thúc đy t hc

Ông Hà Thanh Hải - Phó Trưởng phòng GD-ĐT quận 7 nhìn nhận, Chương trình GDPT 2018 với mục tiêu phát triển phẩm chất năng lực của học sinh. Những năng lực như tự chủ, tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo... Còn về phẩm chất là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm… Tất cả các môn học, hoạt động giáo dục đều đồng tâm, hướng đến để hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực này. Từng môn học sẽ hình thành năng lực đặc thù cho học sinh, hướng tới hình thành năng lực chung cho học sinh, xoay quanh 4 trụ cột của giáo dục là học để biết, học để làm, học để chung sống và học để hoàn thiện mình.

“Chính vì mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, vì vậy việc dạy học tích hợp ở bậc tiểu học được đẩy mạnh, thuận lợi. Khi thầy cô hiểu đúng, hiểu rõ mục tiêu, định hướng của chương trình thì dạy học tích hợp trở nên nhẹ nhàng…”.

Ngoài việc hiểu đúng, hiểu rõ mục tiêu của chương trình để vận dụng dạy tích hợp một cách nhẹ nhàng, ông Hải cho rằng, giáo viên cũng phải có sự nhanh nhạy, sáng tạo, thẩm định đánh giá nội dung dạy tích hợp một cách phù hợp với từng bài học để mở rộng vốn kiến thức, hiểu biết cho học sinh. Ví dụ khi dạy học sinh về lớp triệu ở môn toán, giáo viên hoàn toàn có thể tích hợp dạy cho học sinh về các môn học địa lý, lịch sử, bảo vệ môi trường khi liên hệ về TP.HCM, với số dân, đặc thù địa lý, văn hóa.

Đối với bậc THCS, thầy Nguyễn Xuân Đắc - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình) cho hay, việc dạy học tích hợp ở bậc THCS trong Chương trình GDPT 2018 được thể hiện rõ nét qua dạy các môn học tích hợp: Lịch sử và địa lý; khoa học tự nhiên. Đây là xu hướng tất yếu trên thế giới. Ngoài ra, nội dung dạy tích hợp cũng được lồng ghép trong các môn học, tùy từng bài học, môn học.

“Với việc dạy học tích hợp sẽ thúc đẩy quá trình tự học ở cả giáo viên và học sinh, hình thành nên những năng lực, phẩm chất cho học sinh theo đúng mục tiêu mà chương trình hướng tới. Để dạy học các môn tích hợp được nhẹ nhàng, theo thầy Đắc không gì khác giáo viên phải không ngừng học hỏi, học từ việc bồi dưỡng, tập huấn; học từ đồng nghiệp; từ chính học sinh; từ các nguồn tư liệu…” - thầy Đắc nhìn nhận.

Khương Yến