Thứ bảy, 26/5/2018, 21h42

Đèn tín hiệu gây… ùn tắc giao thông

Thi gian ch đèn đ quá nhiu, thi gian ca đèn xanh quá ít, gây không ít khó khăn cho ngưi tham gia giao thông. Chưa k nhng bt cp ca h thng đèn tín hiu còn là nguyên nhân gây ách tc giao thông khiến ngưi đi đưng mt mi.

Thi gian “đèn xanh” quá ít gây khó khăn cho các phương tin lưu thông qua các giao l

“Đau đu” vi đèn tín hiu giao thông

Công năng của đèn tín hiệu giao thông là để “phân công” lưu lượng, định hướng và phân luồng giao thông một cách phù hợp, nhằm đảm bảo mật độ lưu thông an toàn cho các phương tiện. Tuy nhiên, thực tế trên địa bàn TP.HCM vẫn còn tồn tại nhiều trụ đèn tín hiệu có thời gian đèn đỏ, đèn xanh hoạt động không hợp lý, gây khó khăn cho người đi đường. Điển hình như tại giao lộ CMT8 - Điện Biên Phủ (quận 3), thời gian chờ đèn đỏ là 36 giây, nhưng đèn xanh chỉ có 24 giây. Thường khi đèn xanh nhảy đến giây thứ 20 các phương tiện mới có thể cán mức vạch dừng chờ để lưu thông theo hướng quận 1 hoặc quẹo trái Điện Biên Phủ về hướng quận Bình Thạnh. Chính vì thời gian “cho đi” của đèn xanh quá ít, nên mỗi khi vào giờ cao điểm, luồng phương tiện nối đuôi nhau từ vòng xoay Dân Chủ giao lộ này phải chịu 3-4 “tua” dừng chờ mới đi hết lượt. Đó là lý do khiến nhiều người ngán ngẩm, nên thay vì “chịu trận” trong dòng xe đông đúc, họ đã lưu thông lấn sang làn đường ngược chiều để quẹo trái về Điện Biên Phủ, gây ách tắc cho các phương tiện chạy thẳng từ hướng quận 1 về quận 3.

Những người đi qua giao lộ cầu Ông Lãnh - Hoàng Diệu (quận 4) cũng rất bức xúc khi phải “tốn” 90 giây chờ đèn đỏ, nhưng thời gian đèn xanh chỉ có 17 giây, khiến tình trạng xe xuống cầu bị tắc lại thành hàng dài diễn ra thường xuyên.

Bên cạnh những phiền toái về thời gian dừng giờ chưa phù hợp, một số khu vực còn tồn tại bất cập về vị trí phân bố đèn tín hiệu cần khắc phục. Theo phản ánh của chị Hà Thị Khuyên (nhân viên kế toán cho một công ty ở đường Tôn Thất Tùng, quận 1): “Mỗi lần đi qua ngã tư Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi là tôi lại thấy bực mình. Vì giao lộ Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi và ngã tư Tôn Thất Tùng - Lê Lai chỉ cách nhau chưa đầy 10 mét, nhưng lại có hai chu kỳ đèn tín hiệu khác nhau, nên khi tôi vừa vượt qua được ngã tư này, lại phải dừng chờ đèn đỏ ở ngã tư kia. Lẽ ra hai giao lộ quá gần nhau thì phải có chung một pha đèn (cùng đèn đỏ, hoặc cùng đèn xanh) thì người dân mới đi lại thuận lợi được”. Tương tự, bất cập tại giao lộ Đồng Khởi - công trường Lam Sơn (đoạn trước khách sạn Continental) cũng đang gây phiền toái cho người dân, vì các phương tiện lưu thông vượt qua chốt đèn tín hiệu giao thông rồi mới đến vạch dừng. Đó là lý do khiến người đi bộ trên vạch sang đường khi đèn đỏ ở đường Đồng Khởi gặp nguy hiểm do luồng xe hướng từ công trường Lam Sơn đi ra.

Cn sm khc phc bt cp

V gii pháp lâu dài, ông Nguyn Công Minh cho rng TP cng dng h thng ATC (trung tâm điu khin tín hiu giao thông) giúp vn hành vic đi li trong mng lưi đèn tín hiu giao thông ti ưu nht. H thng này s cung cp d liu hình nh và các thông tin liên quan ca mng lưi giao thông, nhm giúp cho nhà qun lý điu khin h thng giao thông mt cách linh hot và hiu qu nht.

Theo nhận định của chuyên gia giao thông Thân Văn Thanh (Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam), việc đặt chu kỳ thời gian đèn tín hiệu giao thông cố định chỉ hợp lý khi mật độ giao thông còn thấp, ổn định ở các tuyến đường được giám sát thường xuyên. Ngược lại, khi lưu lượng phương tiện tăng lên, cơ quan chức năng cần tiến hành rà soát và căn cứ vào lưu lượng lưu thông thực tế theo để có sự điều chỉnh lại chu kỳ và thời gian hoạt động của đèn tín hiệu cho kịp thời. Do đó, nếu mật độ giao thông ở một khu vực bất kỳ có sự thay đổi về mật độ và lưu lượng giao thông theo hướng tăng dần, mà việc duy trì chu kỳ đèn tín hiệu giao thông cố định từ năm này qua năm khác không có sự điều chỉnh là không hợp lý. Vì nếu làm như vậy, đèn giao thông không những không thực hiện được chức năng định hướng, phân luồng như công năng vốn có, mà còn là nguyên nhân gây ùn tắc, thậm chí hỗn loạn giao thông, nhất là vào các giờ cao điểm. Để khắc phục những bất cập trong hệ thống đèn tín hiệu giao thông, ông Thanh cho rằng cơ quan chức năng cần quản lý xây dựng một bộ quy chuẩn cụ thể, linh hoạt nhằm đáp ứng phù hợp với biến động lưu lượng phương tiện ở từng thời điểm, nhằm tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông thuận lợi và an toàn.

Bàn về vấn đề này, kỹ sư Nguyễn Công Minh (nguyên cán bộ Sở GTVT TP.HCM) lưu ý, giao thông trong một đô thị lớn như TP.HCM là bài toán của cả một mạng lưới, chứ không phải là một điểm hay một giao lộ cá biệt. Do vậy, khi điều chỉnh thời gian các pha đèn tín hiệu giao thông cần xem xét kỹ lưỡng, nhằm tránh tình trạng giải quyết được ở giao lộ này lại gây ùn tắc ở giao lộ khác. Nhằm khắc phục những bất cập trước mắt, lực lượng chức năng cần tăng cường năng lực quản lý hệ thống đèn tín hiệu giao thông của các khu quản lý giao thông đô thị. Riêng những khu vực có bất cập về đèn tín hiệu nên rà soát và cần điều chỉnh ngay. Về giải pháp lâu dài, ông Nguyễn Công Minh cho rằng TP cần ứng dụng hệ thống ATC (trung tâm điều khiển tín hiệu giao thông) giúp vận hành việc đi lại trong mạng lưới đèn tín hiệu giao thông tối ưu nhất. Hệ thống này sẽ cung cấp dữ liệu hình ảnh và các thông tin liên quan của mạng lưới giao thông, nhằm giúp cho nhà quản lý điều khiển hệ thống giao thông một cách linh hoạt và hiệu quả nhất.

Bài, nh: Đinh Vũ