Thứ ba, 8/8/2017, 21h26

Doanh nghiệp cùng đào tạo với nhà trường

Nhu cu th trưng lao đng hin rt ln, không ch trong nưc mà còn c xut khu. Tuy nhiên, vic tuyn sinh ca các cơ s giáo dc ngh nghip còn đang èo ut.

Doanh nghip rt mun cùng nhà trưng tham gia đào to ngh. Trong nh: Đi din doanh nghip nưc ngoài tham gia s kin khi nghip ca sinh viên do S Khoa hc - Công ngh TP.HCM t chcẢnh: T.Tri

Theo báo cáo của Sở LĐ-TB&XH TP.HCM, TP hiện có 484 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (47 trường CĐ, 65 trường TC, 65 trung tâm dạy nghề và 307 cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác), song số đơn vị tuyển sinh ổn định là không nhiều, hiện có 6 trường TC ngưng hoạt động vì tuyển sinh không đạt.

Mi doanh nghip trc tiếp đào to

Chia sẻ tại Hội nghị sơ kết công tác tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp 6 tháng đầu năm 2017 do Sở LĐ-TB&XH TP.HCM tổ chức mới đây, bà Phạm Quang Trang Thủy (Hiệu trưởng Trường TC nghề Kỹ thuật - Công nghệ Hùng Vương) cho rằng việc phân luồng học sinh đang có vấn đề, là phân cấp thì đúng hơn. Khi tuyển sinh, các trường CĐ-TC chỉ tiếp cận được với học sinh có học lực trung bình, nghĩa là các em học trung bình trở xuống mới đi học nghề. Cần thay đổi quan niệm này, đặc biệt là từ học sinh, tuyên truyền thế nào để các em giỏi cũng chọn con đường học nghề để tiến thân.

Về giải pháp thu hút học nghề, bà Thủy cho biết sẽ mở rộng hợp tác với doanh nghiệp nhằm gia tăng nguồn học viên và địa điểm thực tập cho các em, nâng cao tỷ lệ học viên có việc làm sau đào tạo. Bên cạnh đó mở rộng hợp tác đào tạo với các đơn vị nhằm phát huy và tận dụng nguồn lực có sẵn. Đặc biệt, phối hợp với doanh nghiệp đánh giá kỹ năng nghề quốc gia bậc 1, 2 đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp các nghề cơ điện tử, vận hành sửa chữa thiết bị lạnh và thiết kế đồ họa.

“Ký kết các thỏa thuận hợp tác trong đào tạo theo hướng doanh nghiệp tuyển dụng, trường đào tạo theo chuẩn đầu ra của doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp đảm bảo mức lương và số lượng cần tuyển, trường tiến hành tuyển sinh đào tạo theo yêu của họ”, bà Thủy chia sẻ.

Ông Nguyễn Đăng Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Quốc tế TP.HCM) cũng đánh giá cao mô hình đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp trực tiếp tham gia đào tạo với nhà trường, cụ thể là chuyên gia các ngành nghề, giám đốc… trực tiếp đứng lớp. “Người học chính là nguồn lao động mà doanh nghiệp sẽ tuyển dụng. Cái lợi là họ sẽ không phải mất thời gian, kinh phí để đào tạo lại. Phía nhà trường cũng đạt hiệu quả về đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng, nâng cao uy tín của nhà trường”, ông Lý nói.

Hp tác quc tế v đào to ngh

“Vic liên kết, hp tác quc tế là mt trong nhng gii pháp chính nhm nâng cao cht lưng giáo dc ngh nghip theo hưng hin đi, tiếp cn nn giáo dc ngh nghip tiên tiến ca khu vc và thế gii”, bà Nguyn Th Lý (Hiu trưng Trưng CĐ Công ngh Th Đc) nói.

Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp, bà Phạm Quang Trang Thủy kiến nghị tăng cường nâng cao trình độ CĐ-TC đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ tay nghề cao, thí điểm đào tạo một số nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế phục vụ các ngành kinh tế mũi nhọn tại các khu công nghiệp - khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và xuất khẩu lao động.

Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Lý (Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức) khẳng định việc liên kết, hợp tác quốc tế là một trong những giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục nghề nghiệp tiên tiến của khu vực và thế giới. Để làm được điều này không chỉ hợp tác với doanh nghiệp trong nước mà còn hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài; hợp tác phát triển và chuyển giao chương trình đào tạo, trao đổi giảng viên và sinh viên… “Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin - truyền thông tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo và quản lý trong giáo dục nghề nghiệp. Lao động qua đào tạo được tự do dịch chuyển trong cộng đồng ASEAN... yêu cầu cao về kỹ năng của người lao động cũng năng lực làm việc trong môi trường quốc tế”, bà Lý giải thích về sự cần thiết phải hợp tác quốc tế.

Ông Võ Ngọc Tùng (Trường CĐ Viễn Đông) lại lưu ý thế mạnh của đánh giá chất lượng đào tạo tại cơ sở giáo dục, nhằm khẳng định với cộng đồng giáo dục và xã hội rằng cơ sở giáo dục đó đào tạo có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Để làm được điều này, ông Tùng đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể cho trường ngoài công lập trong việc thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

T.Anh