Thứ bảy, 23/9/2017, 22h11

Đổi mới GD phổ thông: Tránh “dục tốc bất đạt”

GD ph thông là nn tng, vì vy đ đi mi căn bn và toàn din GD-ĐT theo Ngh quyết 29-NQ/TW thì trưc tiên phi đi mi GD ph thông. Nhưng đi mi cái gì và đi mi như thế nào đ tránh đưc cái by “dc tc bt đt”?

Phi đi mi GD nhưng cn chun b k. Trong nh: Hc sinh THPT ti TP.HCM trong gi thc hành. Ảnh: N.Anh

Câu hỏi này đã được giải đáp tại  Hội thảo “GD 2017: Về chất lượng GD phổ thông” do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức mới đây.

Cn phi thay đi chương trình

Tại hội thảo, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: Với quan điểm và chủ trương “GD-ĐT là quốc sách hàng đầu”, thời gian qua, các cấp, các ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội luôn trăn trở, tìm giải pháp để nâng cao chất lượng GD; coi đây là một trong những tiền đề quan trọng để xây dựng và thúc đẩy xã hội phát triển bền vững… GD Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn trong công cuộc đổi mới, hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nay với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới, nền GD nước ta đang đứng trước yêu cầu phải đổi mới căn bản, toàn diện. Yêu cầu này đã được chỉ rõ trong Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.

Ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cho rằng, GD phổ thông cực kỳ quan trọng bởi nó góp phần hình thành nhân cách, cách sống và cảm xúc xã hội của con người. Đã đến lúc phải đổi mới nhưng vấn đề đặt ra là chương trình phải phù hợp với đa số HS và giáo viên trên toàn quốc.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, chương trình GD phổ thông hiện hành đã triển khai, thực hiện được 17 năm, cần thay đổi bằng chương trình mới (Chương trình mới này đã được Nghị quyết 88 của Quốc hội thông qua). Chương trình GD phổ thông mới tập trung đề ra những chuẩn kiến thức, kĩ năng và quy định cụ thể về nội dung chương trình và phương pháp. Nội dung chương trình bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung GD cốt lõi, bắt buộc đối với HS toàn quốc; đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung GD, triển khai kế hoạch GD phù hợp với đối tượng HS và điều kiện của địa phương, của cơ sở GD.

GS. Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình GD phổ thông - khẳng định: trong lịch sử GD Việt Nam, lần đổi mới này được thực hiện một cách bài bản nhất. Cụ thể, có chương trình GD phổ thông trước khi biên soạn SGK; có chương trình tổng thể trước khi xây dựng các chương trình môn học và hoạt động GD; chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động GD đều được công bố để lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia GD và các tầng lớp nhân dân; chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động GD đều được thực nghiệm; chương trình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động GD đều được thẩm định bởi các Hội đồng thẩm định cấp quốc gia.

HS và giáo viên cùng xây dng chương trình

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, định hướng của chương trình GD phổ thông mới là chuyển mạnh quá trình GD từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; bảo đảm phù hợp với điều kiện dạy và học của Việt Nam. Chương trình GD phổ thông mới đã xác định số lượng các môn học và hoạt động GD, thời lượng GD ở từng cấp học.

“Lần đầu tiên chương trình GD phổ thông không quy định số tiết dành cho mỗi môn học và hoạt động GD trong từng tuần, mà chỉ quy định thời lượng trong một năm, dành quyền cho cơ sở GD tự sắp xếp thời khóa biểu. Thời lượng GD/năm học dành cho địa phương và nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch ở cấp tiểu học từ 12% đến 19%, THCS và THPT là 28%. Nội dung các chương trình môn học và hoạt động GD cũng không quy định quá chi tiết, tạo điều kiện cho tác giả SGK, cơ sở GD và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình”, GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.

Khẳng định chương trình GD là một trong những yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng GD, GS Trần Kiều - Viện khoa học GD Việt Nam - nhấn mạnh, để xây dựng được mục tiêu chương trình hợp lý, khả thi cần giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa xã hội - cá nhân, thế hệ - cá nhân, đồng loạt - cá thể về các yêu cầu theo tinh thần hài hòa.

Một trong những yếu tố để xác định được đúng đắn mục tiêu là phải tìm kiếm được các dữ liệu đủ độ tin cậy, phản ảnh được nhu cầu, nguyện vọng của người học, các đặc điểm của chính họ và những yêu cầu của xã hội đối với con người đặt trong một bối cảnh cụ thể. Bên cạnh đó, cần có sự tham gia của chính đối tượng thụ hưởng chương trình là HS. HS sẽ tham gia vào quá trình xác định mục tiêu của chương trình GD bằng cách nêu lên nguyện vọng, mong muốn, suy nghĩ về mục đích đến trường, về mục đích học tập, nêu được những khó khăn, những trở ngại trong quá trình nói trên. HS cũng giúp người làm chương trình bằng các phương pháp thích hợp khai thác được những đặc điểm về các mặt sinh lý, tâm lí, nhận thức ở từng lứa tuổi.

Một lực lượng rất quan trọng nữa là giáo viên. Bằng kinh nghiệm thu được qua hoạt động thực tiễn giáo viên có thể đóng góp tích cực vào việc xác định những điều có thể làm được hoặc không làm được khi đảm bảo các mục tiêu nêu ra trong chương trình.

“Nói chung giáo viên phải được tham gia vào tất cả các bước của quá trình phát triển chương trình: xây dựng, triển khai, đánh giá theo những hình thức phù hợp”, GS Trần Kiều nhấn mạnh.

Chưa nên trin khai đi trà chương trình mi

Theo ông Phạm Văn Hùng - Giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên - Huế: Xây dựng Chương trình GD phổ thông là một quá trình công phu, khoa học. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn việc xây dựng chương trình chính là việc triển khai thực hiện chương trình vào trong thực tiễn của các sở GD-ĐT. Theo đó, cần chỉ đạo đẩy mạnh công tác truyền thông về đổi mới chương trình GD phổ thông tạo sự đồng thuận trong xã hội, nhân dân. Bên cạnh đó, triển khai chương trình GD phổ thông mới có thể phải chấp nhận quy luật phát triển không đều trong GD-ĐT. Đối với những trường đảm bảo điều kiện thì có thể triển khai ngay từ năm học 2019-2020. Đối với những trường chưa đảm bảo điều kiện thì tiến hành theo lộ trình riêng, chậm hơn để có thời gian hoàn chỉnh các điều kiện.

“Cần quan tâm đặc biệt đối với công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ. Trước hết cần khảo sát, đánh giá, phân loại toàn thể đội ngũ để có giải pháp đào tạo lại, bồi dưỡng phù hợp. Phải có một chương trình quốc gia về bồi dưỡng giáo viên thống nhất trong toàn quốc. Nội dung bồi dưỡng vừa đáp ứng các yêu cầu chung vừa đáp ứng cụ thể cho từng loại hình giáo viên”, ông Hùng nhấn mạnh.

Ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo - cho biết, cả nước hiện có 800.000 giáo viên, gần 70.000 cán bộ quản lý các cấp học. Đây là lực lượng then chốt để thực hiện công cuộc đổi mới, trong đó chất lượng đội ngũ đạt chuẩn và trên chuẩn tới 98%. Tuy nhiên, ở một số nơi vẫn còn tình trạng thừa thiếu giáo viên giữa các bậc, một số giáo viên chưa có tâm thế đổi mới, ngại đổi mới.

Th trưng B GD-ĐT Nguyn Th Nghĩa cho biết: Cht lưng GD ph thông liên quan đến nhiu yếu t, như đi ngũ nhà giáo, cơ s vt cht, công tác qun lý và c bi cnh kinh tế - xã hi. Vì vy ngoài thay đi chương trình hin hành bng chương trình mi, B GD-ĐT cũng đang tăng cưng t ch v tài chính, nhân s; đưa ra nhiu gii pháp đ quy hoch đi ngũ, đm bo yêu cu ca chương trình GD ph thông mi...

“GD là s nghip ca Đng, Nhà nưc và toàn xã hi, cn s chung tay ca toàn xã hi đ thc hin thành công s nghip đi mi. Chúng tôi tiếp tc thc hin tt hơn na nhim v Đng, Nhà nưc giao; đy mnh truyn thông đ nhn đưc s đng thun ca xã hi. Quá trình đi mi ban đu còn khó khăn, b ng, cn s chung tay ca các cp, các ngành, s đng lòng, đng sc ca toàn xã hi”, Th trưng Nguyn Th Nghĩa nhn mnh.

Để khắc phục tình trạng này, theo ông Minh cần thực hiện tốt quy hoạch các trường sư phạm. Trên cơ sở dự báo về nhu cầu giáo viên, xây dựng quy hoạch đào tạo, xác định quy mô của từng trường, khoa sư phạm từ trung ương đến địa phương theo giai đoạn. Phân công các trường sư phạm chịu trách nhiệm đào tạo chuyên sâu, căn cứ vào khả năng về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của mỗi trường.

“Để bảo đảm cho ngành GD triển khai thực hiện tốt các yêu cầu trên, Bộ GD-ĐT tiếp tục tham mưu với Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ về các vấn đề liên quan đến nhà giáo và cán bộ quản lý GD, trong đó xác định rõ những giải pháp cụ thể hóa chủ trương coi nhà giáo và cán bộ quản lý GD là khâu “then chốt” đảm bảo sự thành công cho “đổi mới căn bản, toàn diện GD Việt Nam” và đổi mới Chương trình GD phổ thông. Đồng thời, cũng cần có sự tham gia, chung tay, góp sức và đồng thuận của toàn xã hội để bảo đảm công cuộc đổi mới GD phổ thông lần này thắng lợi theo đúng mục tiêu đề ra”, ông Minh cho hay.

Ông Tạ Quang Sum - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo (Khánh Hòa) cho rằng, bên cạnh đổi mới nội dung, cũng cần thay đổi phương pháp dạy học, đặc biệt là thay đổi mạnh mẽ cách dạy ngoại ngữ. Hiện nay, HS cần có ngôn ngữ thứ 2 nhưng thực tế dạy học hiện nay chỉ để phục vụ thi cử. Thầy trò chỉ tập trung giải đề thi, luyện thi mà quên trang bị cho HS phương tiện để giao tiếp.

Nhóm PV