Thứ ba, 3/4/2018, 21h03

Du học New Zealand từ bậc THPT

New Zealand va là mt cưng quc giáo dc, va là quc gia nói tiếng Anh yên bình nht thế gii. Vì l đó, rt nhiu ph huynh mun cho con du hc ti đây ngay t bc THPT. Bài viết dưi đây s giúp ph huynh và hc sinh có đưc cái nhìn toàn cnh v quá trình chun b và lên đưng du hc bc THPT ti x s đưc mnh danh là thiên đưng này.

New Zealand hin đang xếp đu thế gii v ch s giáo dc chun b cho tương lai. Trong nh: Giáo viên và hc sinh xem hình nh minh ha bài hc ti lp

Quy trình xét tuyn nhp hc và xin visa đơn gin

New Zealand có nhiều cơ sở giáo dục trung học, từ trường công lập đến trường tư thục, có cả trường chuyên biệt dành riêng cho nam sinh hoặc nữ sinh. Phụ huynh và học sinh có thể truy cập vào website của từng trường để tìm hiểu thông tin và chọn ngôi trường phù hợp nhất. Tuy có phương thức xét tuyển riêng nhưng các trường vẫn có những quy chuẩn chung như sau: Thứ nhất, học sinh phải có học bạ tốt nghiệp THCS hoặc bảng điểm các năm THPT tại Việt Nam; giấy tờ chứng minh gia đình đủ điều kiện tài chính chi trả cho những năm học sinh theo học tại trường; chứng chỉ tiếng Anh (nếu có); passport và giấy khám sức khỏe. Nếu học sinh chưa có chứng chỉ tiếng Anh, sau khi nhập học sẽ làm bài kiểm tra trình độ. Nếu ngoại ngữ còn yếu, các em sẽ được trường hỗ trợ học thêm tại các lớp học phù hợp. Thứ hai, khi đã hoàn thiện hồ sơ, trường sẽ tiến hành xét tuyển luôn hoặc xét tuyển sau khi trực tiếp phỏng vấn học sinh qua các ứng dụng như Skype hay Wechat. Nếu trúng tuyển, các em sẽ nhanh chóng nhận được thư mời nhập học của trường.

Về vấn đề xin visa du học, theo kinh nghiệm của Nguyễn Mai Trang (học sinh lớp 13 tại Trường trung học Waiuku College, New Zealand), việc học sinh có một bảng điểm đẹp và gia đình đủ điều kiện tài chính vẫn chưa hẳn đủ điều kiện đậu visa. Ngoài những loại giấy tờ cần thiết, Chính phủ New Zealand rất chú trọng đến khả năng thích nghi của học sinh ở đất nước họ. Vì vậy học sinh phải thể hiện được những trải nghiệm của mình trong hồ sơ. Mai Trang chia sẻ thêm: “Hồi học THPT ở Việt Nam, em từng tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa của trường. Lúc nộp hồ sơ xin visa, em gửi kèm theo tất cả những giấy chứng nhận có được từ các hoạt động đó. Đây là yếu tố đã giúp em nhanh chóng đậu visa”.

Đnh hưng đưc tương lai t bc THPT

Tại New Zealand, học sinh THPT học theo chứng chỉ NCEA (tương đương bằng tốt nghiệp THPT tại Việt Nam). Với chương trình này, học sinh chỉ phải học từ 5 đến 6 môn học chính mỗi học kỳ. Trong đó chỉ có 3 môn học bắt buộc là toán, tiếng Anh và khoa học. Còn lại các em sẽ được chọn những môn học phù hợp với sở thích, năng khiếu của mình, kể cả những môn như thiết kế, học làm rượu, nhiếp ảnh, thời trang… Nhờ cách phân bổ môn học như vậy, học sinh New Zealand có cơ hội tìm tòi và khám phá nghề nghiệp mình thực sự yêu thích. Ngoài ra, chứng chỉ NCEA còn được công nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới, sau khi tốt nghiệp THPT, học sinh có thể sử dụng chứng chỉ này để chuyển đến học tập ở bất kỳ đâu. Trường hợp học sinh muốn học tiếp lên ĐH tại New Zealand, các em cũng không phải thi tuyển mà được xét tuyển với tấm bằng NCEA này.

Ph huynh và hc sinh có th tìm hiu thông tin chi tiết v giáo dc THPT New Zealand  ti trin lãm giáo dc nưc này t chc ngày 7-4  khách sn Sheraton Saigon (Q.1, TP.HCM). Đăng ký tham d trin lãm ti đa ch: https://goo.gl/u6ki7x.

Nguyễn Mai Trang cho biết, kết quả xét tuyển sẽ dựa trên điểm số những môn học tương đương ở bậc THPT và ở trường ĐH, cộng thêm học sinh phải viết một bài luận giải thích lý do chọn học ngành này, trường này. Đây là yếu tố then chốt quyết định học sinh có trúng tuyển hay không. Với phương thức tuyển chọn này, học sinh New Zealand luôn có một định hướng rõ ràng trước khi vào ĐH, tránh tình trạng học sai ngành, sai nghề và thất nghiệp hàng loạt như nhiều em đã từng gặp phải.

Cuc sng an toàn và nhng ưu đãi thiết thc

Tổng chi phí du học (bao gồm học tập, ăn, ở, bảo hiểm…) của học sinh quốc tế theo học bậc THPT tại New Zealand khoảng từ 20.000 đến 30.000 NZD/năm. Trong đó, mọi vấn đề liên quan đến đời sống học sinh đều do trường lo liệu, kể cả việc chuẩn bị chỗ ở. Học sinh có thể chọn ở ký túc xá hoặc ở homestay (hình thức nhà mà học sinh được ở chung với người dân địa phương). Các homestay đều thuộc sự quản lý của trường và được kiểm duyệt chất lượng kỹ lưỡng. Ngoài ra, ở ngôi trường nào cũng có một trung tâm hỗ trợ sinh viên quốc tế. Nếu học sinh có bất cứ vấn đề gì không hài lòng về chỗ ở hoặc chất lượng dịch vụ, trung tâm sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho du học sinh.

Bên cạnh đó, theo quy định của Chính phủ New Zealand, học sinh trung học cũng được phép đi làm thêm 20 giờ/tuần và làm toàn thời gian vào các kỳ nghỉ, điều kiện là các em phải tìm được công việc phù hợp với lứa tuổi. Ưu đãi này đã giúp nhiều học sinh quốc tế có thể phụ giúp gia đình trang trải sinh hoạt phí.

Lê Trang