Thứ bảy, 12/5/2018, 21h18

Gắn camera giám sát giao thông ở cổng trường

Va qua, S GTVT TP.HCM đã phi hp vi S GD-ĐT TP.HCM và Ban ATGT TP t chc hi ngh phi hp trin khai các gii pháp đm bo ATGT trưng hc trên đa bàn TP. Theo đó mt s gii pháp cp thiết s đưc trin khai ngay trong tháng 5 này.

Cng trưng hc s đưc gn camera giám sát tình hình giao thông nhm đm bo an toàn cho HS

Nhng gii pháp thiết thc

Mở đầu hội nghị, ông Hoàng Phúc Dũng (Phó phòng Quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ - Sở GTVT TP.HCM) nêu rõ 4 điểm chính cần thực hiện trong bản kế hoạch triển khai các giải pháp đảm bảo ATGT trường học, gồm tăng cường hiệu quả khai thác kết cấu hạ tầng giao thông hiện hữu tại khu vực trường học, đẩy mạnh công tác đưa rước HS, triển khai dự án công viên ATGT, tuyên truyền tạo sự chuyển biến về ý thức chấp hành Luật Giao thông cho HS và phụ huynh. Bàn về giải pháp thực hiện, các đơn vị đã đưa ra những đề xuất thiết thực cho từng địa bàn quận. Trong đó, những khu vực có tình hình giao thông phức tạp sẽ được ưu tiên làm trước bằng những giải pháp phù hợp.

Đại diện cho đơn vị tham mưu về lĩnh vực giao thông học đường, ông Nguyễn Văn Gia Thụy (Phó phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT) quan tâm đến việc xây dựng công viên ATGT tại Công viên Gia Định. Trước đây TP đã có dự án về công viên ATGT, nhưng chỉ triển khai được khoảng 2 năm thì tạm dừng. Nay sở rất ủng hộ dự án này và đang cùng với các đơn vị bàn tính về kinh phí cũng như thời gian xây dựng nhằm tạo môi trường thực hành kiến thức về Luật Giao thông cho HS TP. Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT cũng đề xuất xây dựng cầu bộ hành ở những trường có mật độ phương tiện lưu thông đông đúc, đã từng xảy ra TNGT cho HS. Tiêu biểu như Trường THPT Bình Tân (nằm trên quốc lộ 1) nơi có nhiều xe lớn đi qua, lại không có dải phân cách nên HS phải đi xuôi chiều thêm 3km (so với vị trí trường tọa lạc), rồi vòng ngược lại thêm 3km nữa mới có thể vào được trường mình. Theo ông Thụy, đây là điểm rất cần có cầu bộ hành để HS đến trường được thuận lợi và an toàn.

Bên cạnh các giải pháp duy tu và bổ sung đèn tín hiệu giao thông, vạch sơn đường, làm hàng rào ngăn hàng rong ở vỉa hè trường học, các đơn vị còn thống nhất sẽ vận động các trường gắn camera giám sát giao thông, thực hiện di dời cổng trường của những trường nằm quá sát với mặt đường, nhằm tạo không gian ATGT khu vực cổng trường. Theo danh sách Sở GD-ĐT cung cấp thì hiện nay có ít nhất 5 trường trên địa bàn TP đang cần di dời cổng trường, gồm Trường THPT Nguyễn An Ninh và THPT Diên Hồng (quận 10), THCS Phạm Ngọc Thạch (quận Tân Bình), Tiểu học Lương Định Của (quận 3)… Theo kế hoạch, một số nhà chờ xe buýt gần cổng trường Anh ngữ quốc tế Việt Úc (đường 3-2, quận 10), Trường THCS Phạm Ngọc Thạch (quận Tân Bình) hoặc những đơn vị có trạm chờ tương tự cũng sẽ được di dời nhằm tránh tình trạng mỗi lần xe buýt dừng đón khách lại gây ùn tắc cổng trường. Ngoài ra, công tác đưa rước HS đến trường cũng sẽ được tăng cường trong thời gian tới, thông qua các giải pháp như tuyên truyền bản đồ tuyến xe đến trường học; đề xuất miễn phí vé xe buýt; áp dụng phương thức kiểm soát bằng dấu vân tay HS, thay vì quản lý thủ công khiến giáo viên phải kiêm nhiệm như hiện nay.

Ưu tiên lp camera nhng trưng có nguy cơ ùn tc

Nhm đm bo ATGT trưng hc, các khu qun lý đô th cho biết s cung cp s đin thoi cho các trưng trên đa bàn qun lý. Qua đó nhm giúp các đơn v có th tiếp nhn và x lý kp thi nhng bt cp v h tng hoc nhng vn đ có liên quan đến ATGT do các trưng phn ánh.

Theo chỉ đạo của Phó Giám đốc Sở GTVT Võ Khánh Hưng, trong những giải pháp được xác định sẽ thực hiện theo kế hoạch đã được bàn bạc, các đơn vị sẽ ưu tiên làm ngay trong tháng 5 này một số hạng mục được xem là cấp bách nhất. Trong đó có việc di dời các nhà chờ xe buýt gây ảnh hưởng đến giao thông trường học với kinh phí từ nguồn duy tu; cắm biển báo cấm dừng đỗ theo giờ ở khu vực trường học; duy tu vạch sơn đường và vạch sơn cho người bộ hành. Bên cạnh đó, ông Hưng cũng đã đồng ý với đề xuất của Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Bùi Thị Diễm Thu về việc làm đèn tín hiệu có tiếng kêu nhằm giúp HS khiếm thị của Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu qua đường an toàn.

Đặc biệt, một giải pháp “mới toanh” do ông Nguyễn Văn Gia Thụy (Sở GD-ĐT) đề xuất là gắn camera giám sát giao thông trước cổng trường cũng sẽ được triển khai trong tháng này. Theo đó, những trường có nguy cơ ùn tắc hoặc tình hình giao thông phức tạp sẽ được ưu tiên làm trước. Ông Lê Minh Triết (Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn) cho biết, trung tâm sẽ là nơi nhận tín hiệu kết nối với hệ thống camera cổng trường và chia sẻ tín hiệu cho nhà trường, Sở GD-ĐT, chính quyền địa phương để cùng phối hợp giám sát. Qua đó nhằm có hướng điều chỉnh kịp thời tình hình trật tự ATGT để đảm bảo an toàn cho HS.

Bên cạnh các giải pháp đã thống nhất, để công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức chấp hành Luật Giao thông của HS ngày càng đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả tích cực, bà Bùi Thị Diễm Thu (Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP) khẳng định cần có sự phối hợp giữa Sở GD-ĐT, Sở GTVT, Ban ATGT, tổ dân phố và nhà trường một cách thường xuyên và chặt chẽ. Đặc biệt, nội dung tuyên truyền cần sinh động, lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa hoặc giờ sinh hoạt dưới cờ. Qua đó nhằm thu hút HS tiếp cận với Luật Giao thông một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn, phong phú qua hệ thống biển báo, trò chơi, đố vui về ATGT…

Bài, nh: Bích Vân