Thứ ba, 19/9/2017, 20h12

Giao thông là điểm nghẽn phát triển kinh tế - xã hội

“Trong quá trình phát trin, TP.HCM đang đi mt vi nhng thách thc ln, trong đó có ùn tc giao thông, tai nn giao thông và ô nhim môi trưng t các hot đng giao thông vn ti (GT-VT). TP.HCM s không th nào tr thành mt trung tâm ln v kinh tế, văn hóa, đu mi giao lưu quc tế, thu hút đu tư cho vùng kinh tế trng đim phía Nam nếu không có h thng cơ s h tng hin đi và phát trin”.

Kt xe trên đưng Trưng Sơn hưng ra Sân bay Quc tế Tn Sơn Nht (TP.HCM). Ảnh: H.C

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho biết như vậy tại Hội nghị quốc tế về an toàn giao thông (ATGT) khu vực Đông Á lần thứ 12 với chủ đề “Tầm nhìn và chương trình hành động hướng đến hệ thống giao thông an toàn, xanh và tích hợp”. Hội nghị do Bộ GT-VT phối hợp với Ủy ban ATGT Quốc gia, Hiệp hội Nghiên cứu giao thông Đông Á, UBND TP.HCM, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức từ ngày 18 đến 21-9.

Cũng theo ông Liêm, trong thời gian qua, TP.HCM đã không ngừng cải thiện, xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng GT-VT, đảm bảo trật tự ATGT ở mức độ cao nhất có thể. Cụ thể, các sở, ngành đã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban ATGT Quốc gia xây dựng các chương trình chuyên đề, tập trung vào 4 chủ đề: Quản lý nhu cầu giao thông cá nhân; phát triển hệ thống giao thông thông minh (ITS); giải pháp nâng cao ATGT đường bộ và đổi mới phát triển hệ thống giao thông công cộng.

Xung quanh những tồn tại, bất cập của giao thông Việt Nam, Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Ngọc Đông nhấn mạnh: “Hiện lĩnh vực GT-VT ở Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, trong công tác phát triển kết cầu hạ tầng giao thông và công tác đảm bảo ATGT vẫn là điểm nghẽn phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhu cầu đầu tư lớn trong khi huy động nguồn lực khó khăn; đầu tư chưa cân đối giữa các lĩnh vực; chi phí xây dựng lớn, công nghệ mới áp dụng chưa nhiều; một số công trình chất lượng chưa cao. Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông chưa đồng bộ, phát sinh nhu cầu đi lại lớn hơn năng lực hạ tầng giao thông, tạo ra những điểm ùn tắc giao thông mới và tiềm ẩn mất ATGT”.

110 phiên tho lun v 40 ch đ

Hội nghị quốc tế về ATGT khu vực Đông Á lần thứ 12 có 110 phiên thảo luận về 40 chủ đề khác nhau trong quy hoạch, xây dựng, quản lý khai thác các hệ thống - dịch vụ GT-VT. Trong đó, có 8 phiên đặc biệt bàn về những vấn đề nóng mà các đô thị lớn của Việt Nam đang gặp phải, bao gồm: Các chiến lược, giải pháp cụ thể áp dụng cho các đô thị Việt Nam trong việc phát triển hệ thống giao thông an toàn, xanh và tích hợp; quy hoạch hiệu quả và thu hút đầu tư trong phát triển đường sắt đô thị; quản lý nhu cầu giao thông cá nhân gắn với quy hoạch phát triển đô thị tại các TP lớn - kinh nghiệm quốc tế và lộ trình triển khai ở Việt Nam; xu hướng phát triển giao thông thông minh trên thế giới - ứng dụng Internet vạn vật; các giải pháp nâng cao ATGT đường bộ đối với các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (xe máy, giao thông phi cơ giới và người đi bộ); đổi mới phát triển hệ thống giao thông công cộng - thách thức và giải pháp; phát triển giao thông bền vững ở các nước ASEAN - hợp tác giữa các nhà khoa học và nhà quản lý; biến đổi khí hậu và giao thông ở Việt Nam - khu vực Đông Nam Á; phát triển giao thông theo định hướng nâng cao sức khỏe cộng đồng - kinh nghiệm quốc tế và áp dụng vào Việt Nam.

Theo đó, ông Đông đề nghị các nhà khoa học, các chuyên gia GT-VT Việt Nam tích cực tăng cường nghiên cứu hợp tác chặt chẽ với các đồng nghiệp trong khu vực Đông Á và trên thế giới để đưa ra những đề xuất phù hợp với thực tế, có tính khả thi cao, nhằm góp phần hiện thực các mục tiêu phát triển GT-VT. Giải quyết những tồn tại bức xúc đặt ra về kéo giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông cũng như phát triển giao thông công cộng…

Trong 2 ngày 18 và 19-9, các đại biểu trong nước và quốc tế đã tập trung thảo luận về phát triển giao thông linh hoạt trong điều kiện biến đổi khí hậu và thiên tai; Quản lý phương tiện cơ giới cá nhân: Kinh nghiệm quốc tế và lộ trình áp dụng tại Việt Nam...

Huy Cn