Thứ năm, 22/3/2018, 21h01

Hiến tạng phải trả phí: Sẽ cản trở tấm lòng nhân đạo, cứu người

Đó là nhn đnh ca GS.TS.BS Trn Ngc Sinh - ngưi xác lp k lc là “Bác sĩ ghép thn nhiu nht VN”, hin là Ch tch Hi Niu hc TP.HCM, Phó Ch tch kiêm Tng Thư ký Hi Ghép tng VN v đim bt hp lý trong Lut “Hiến, ly, ghép mô, b phn cơ th ngưi và hiến ly xác”. Theo đó, đi vi hiến, ly mô, b phn cơ th ngưi sng thì ngưi hiến phi chi tr nhng khon phí xét nghim sinh hc ban đu t 5 đến hơn 15 triu đng.

Mt ca ghép tng đưc thc hin ti BV Ch Ry, TP.HCM. Ảnh: T.Th

Theo BS Sinh: “Thực tế trước khi thực hiện phẫu thuật, người hiến phải trải qua rất nhiều phương pháp và giai đoạn xét nghiệm, chi phí mỗi giai đoạn từ 5 đến hơn 15 triệu đồng. Tuy nhiên luật lại chưa có quy định những khoản phí này sẽ do BHYT hay cơ quan nào phải chi trả. Do đó từ trước đến nay, người hiến cũng là người phải thanh toán phí”.

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu - Trưởng đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - chia sẻ: Tại Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng, VN nói chung việc hiến tạng chủ yếu được thực hiện trên người cho chết não, đối với người cho sống thì chỉ mới giới hạn trong phạm vi người thân. Theo quy trình kiểm tra sinh học trước nhập viện, người hiến phải thực hiện các xét nghiệm kiểm tra qua 3 giai đoạn (các xét nghiệm cơ bản: nhóm máu có phù hợp với người nhận, chức năng của các cơ quan; xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm, virus; hệ miễn dịch gen có phù hợp). Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đối với người cho sống, trường hợp người hiến không chi trả những phí xét nghiệm này thì người nhận sẽ thanh toán vì họ đều có mối quan hệ ruột thịt với nhau. Đối với người cho chết não, các chi phí này đều do bệnh viện trả thông qua quỹ xã hội từ những mạnh thường quân, ngoài ra bệnh viện còn hỗ trợ thêm chi phí ma chay cho gia đình người hiến.

Trao đổi về những bất hợp lý này, BS Sinh khẳng định: Kiểm tra vài người, thậm chí cả chục người mới tìm được người hiến phù hợp. Do đó những chi phí này là rất lớn, có thể vượt quá khả năng chi trả của gia đình bệnh nhân. Đối với người hiến không huyết thống, việc phải trả những khoản phí này sẽ trở thành yếu tố cản trở trước tấm lòng nhân đạo, cứu người. Hiện nay, riêng đối với hàng nghìn bệnh nhân tiến hành chạy thận tại các cơ sở y tế trên cả nước thì BHYT đã và đang phải chi trả những khoản chi “khổng lồ”. Trong khi đó tổng chi phí cho một ca ghép thận ở mức khoảng 120 triệu đồng. Rõ ràng, mỗi một ca được ghép thận thành công thì BHYT đã phần nào giảm bớt gánh nặng. Ngoài ra, nếu để người bệnh hoặc người hiến phải trả phí thì sẽ đi ngược lại với tinh thần nhân đạo, thậm chí dẫn đến tình trạng khó kiểm soát được thực trạng buôn bán tạng phủ hay ghép tạng du lịch (người hiến và người nhận cùng sang nước thứ 2 để thực hiện phẫu thuật có mối quan hệ buôn bán) sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường...

Xuất phát từ những bất cập đó, BS Sinh đề xuất: “Phải có một cơ quan đứng ra thanh toán những khoản chi phí này. Trong trường hợp này thì thích hợp nhất là BHYT. Bởi dù người hiến tạng là người thân thì việc cho đi một phần trên cơ thể mình để cứu người đã là một hành động cao đẹp cần được trân quý. Đồng thời làm tốt vấn đề này thì BHYT sẽ giảm bớt gánh nặng hơn trước rất nhiều”.

T.Thương