Thứ ba, 14/8/2018, 21h01

Học là phải thi - thi thế nào cho hiệu quả

LTS: Sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia (kỳ thi “hai trong một”) và khi các địa phương chưa chấm bài thi, Bộ GD-ĐT đã vội vàng thông báo: Kỳ thi THPT quốc gia sẽ tiếp tục thực hiện trong vài năm tới. Sự thực, kỳ thi “hai trong một” vài năm qua bộc lộ rất nhiều thiếu sót, tưởng “đổi mới”, “gọn nhẹ”... nhưng hóa ra lại rất lúng túng, lủng củng, nặng nề, rối rắm. Đặc biệt, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 lại bung ra rất nhiều tiêu cực, bát nháo, một số cán bộ chỉ đạo thi đã nâng điểm cho nhiều bài thi vừa do “bệnh thành tích”, vừa để “kiếm chác, làm ăn”, gây bất bình trong dư luận xã hội, khiến Bộ trưởng Bộ GD-ĐT phải công khai nhận khuyết điểm trong khâu tổ chức và chỉ đạo. Trước hiện trạng đó, nhiều nhà giáo, nhà khoa học đã nêu ra nhiều ý kiến trái chiều về kỳ thi THPT quốc gia và thi tuyển sinh ĐH. Tuy nhiên, những ý kiến, những đề xuất này chưa có sự lý giải và chưa đưa ra các phương án thực hiện.

Là một giảng viên ĐH (công lập), nhiều năm tham gia các hội đồng tuyển sinh ĐH-CĐ, trực tiếp coi thi và chấm thi tuyển sinh ĐH-CĐ, tôi đề nghị Bộ GD-ĐT từ năm 2019 nên xem lại và có thể tạm dừng thực hiện kỳ thi “hai trong một”. Tôi đề xuất: Nên tách hai kỳ thi: Tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh ĐH từ năm 2019 về sau theo tôi là khoa học và tối ưu nhất.

Thí sinh TP.HCM xem li bài làm ti k thi THPT năm va qua. Ảnh: T.L

Kỳ 1: Cần có kỳ thi tốt nghiệp THPT

Nhiều năm nay, về việc thi cử, dư luận xã hội tựu trung đưa ra 2 luồng ý kiến: 1- Bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT (chỉ xét tốt nghiệp) và chỉ tổ chức kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ (2 đợt thi ĐH, một đợt thi CĐ, theo phương án “3 chung”); 2- Bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ (Lấy điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào ĐH, tức kỳ thi THPT quốc gia (còn gọi là kỳ thi “hai trong một”). Nói chung, dư luận phần đông nghiêng về đề xuất kỳ thi “hai trong một”.

Thiếu khoa hc, không bám sát thc tin giáo dc Vit Nam

Là một giảng viên ĐH, tôi rất ngạc nhiên về cả 2 luồng ý kiến này. Không hiểu những người đề xuất đã tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm các nước Âu - Mỹ ra sao, và đã nắm bắt được thực tế về cả 3 phương diện dạy-học-thi của các trường học Việt Nam đến đâu; hay mới chỉ là việc “cưỡi ngựa xem hoa”, hoặc nghe phong thanh tin tức giáo dục nước ngoài, như kiểu mấy ông “thầy bói xem voi”? Trong khi chất lượng dạy và học ở phổ thông và ĐH của ta còn nhiều yếu kém, việc tổ chức thi cử còn nhiều lúng túng, chắp vá, trình độ chuyên môn của phần đông GV còn hạn chế; sách giáo khoa (SGK) thay đổi nhiều lần, phương pháp giảng dạy (do bộ chỉ đạo) rất lạc hậu, xáo trộn thường xuyên và đang tổ chức biên soạn SGK phổ thông mới; còn phần đông HS thì chây lười học hành, các loại tiêu cực trong việc coi, chấm thi rất nhiều, mà lại đòi xóa bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, hoặc bỏ kỳ thi tuyển sinh ĐH, nhập hai kỳ thi làm một, thì thật là... kỳ lạ! Như thế, còn nói gì đến việc nâng cao chất lượng GD-ĐT và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nước nhà?!

Những người đề xuất 2 loại ý kiến trên đưa ra nhiều lý do: Các nước Âu - Mỹ không tổ chức 2 kỳ thi như của Việt Nam; tổ chức 2 kỳ thi quá tốn kém kinh phí; 2 kỳ thi gần nhau gây áp lực lớn cho HS và phụ huynh; và, các kỳ thi tốt nghiệp THPT đều đạt tỷ lệ rất cao (hầu hết các trường đều đạt 95% trở lên) thì còn thi làm gì?

Tôi hoàn toàn không đồng tình về các lý do nêu trên. Bởi vì, các nước Âu - Mỹ có nền kinh tế và giáo dục phát triển từ rất lâu, cách xa ta hàng chục thậm chí hàng trăm năm; trong khi kinh tế và giáo dục của ta lại yếu kém và lạc hậu từ lâu đời, đến nay còn nhiều trì trệ. Bên cạnh đó, tâm lý, tính cách của người Âu - Mỹ không giống tâm lý và tính cách của người Việt Nam ta: Họ coi trọng cái “thực”, không ưa danh hão, không có “bệnh thành tích”, không gian lận trong dạy-học-thi, không mua bằng, bán điểm, không “làm ăn” kiếm lợi bất chính trong việc thi cử… Điều kiện kinh tế - xã hội và tâm lý - tính cách con người của các nước Âu - Mỹ và của Việt Nam khác nhau quá xa như vậy, thì làm sao nhiều người Việt Nam lại muốn học tập, bắt chước rập khuôn nền giáo dục của các nước Âu - Mỹ? Như thế, sao gọi là khoa học? Chỉ phân tích một vài điểm tiết diện nhỏ cũng đủ thấy luồng ý kiến đề xuất kỳ thi “hai trong một” là không khoa học và không bám sát thực tiễn của giáo dục Việt Nam hiện nay.

Nên tách 2 k thi riêng bit

Tôi cũng rất lấy làm… lạ về tâm lý và tính cách của phần đông người Việt Nam ta, từ người bình dân có thể học hành có hạn, đến các bậc trí thức, nhà khoa học và cả quan chức các ngành, các cấp. Theo tôi, có thể chia ra làm 2 loại tâm lý - tính cách cơ bản: Một là, loại “Rằm cũng ư, mười tư cũng gật” - tức chẳng cần phân tích, bàn thảo sâu xa, nghiêm túc gì hết, thế nào cũng được! Hai là, loại “Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”, tương đồng với những người “Nói như rồng leo” - tức là ưa “chém gió”, nghĩa là bất cứ “cái gì” và “thế nào” thì họ cũng bàn tán dài dài và đa chiều được. Loại này thường chảnh chọe, chi ly từng tý, săm soi từng chữ, từng câu, từng chi tiết trong từng sự việc, từng văn bản, chỉ thị, nhưng rồi lại “bẻ quẹo” theo cảm tính chủ quan của mình. Thế cho nên, khi thấy tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT đạt thấp (trên 60%), thì họ giãy nảy lên, khơi ra đủ loại lý do; nhưng khi tỷ lệ đạt cao (trên 95%, nhiều trường đạt 100%!), thì họ lại bảo là “Không đúng thực chất” và “Thế thì thi cử làm gì cho tốn kém, phức tạp”…

Nguyên lý bất di bất dịch của giáo dục ở mọi thời và mọi quốc gia, là: Đã học, thì phải có thi. Thi - để kiểm tra, đánh giá về cả việc dạy và việc học. Có thi, thì GV và HS mới nỗ lực dạy và học, từ đó mà nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng con người. Mặt khác, 2 kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH khác nhau về mục đích và mức độ khó - dễ của đề thi: kỳ thi tốt nghiệp THPT là nhằm kiểm tra kiến thức phổ thông của đại trà HS, khác với kỳ thi tuyển sinh ĐH là nhằm đào tạo các cán bộ khoa học - kỹ thuật, các chuyên gia về các lĩnh vực, đòi hỏi chất lượng cao hơn hẳn so với kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, không thể nhập hai kỳ thi làm một!

Điu kin kinh tế - xã hi và tâm lý - tính cách con ngưi ca các nưc Âu - M và ca Vit Nam khác nhau quá xa như vy, thì làm sao nhiu ngưi Vit Nam li mun hc tp, bt chưc rp khuôn nn giáo dc ca các nưc Âu - M? Như thế, sao gi là khoa hc? Ch phân tích mt vài đim tiết din nh cũng đ thy lung ý kiến đ xut k thi “hai trong mt” là không khoa hc và không bám sát thc tin ca giáo dc Vit Nam hin nay.

Vì các phân tích như trên, cho nên, theo tôi, từ năm 2019 trở đi, cần phải có kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng nên tổ chức gọn nhẹ. Thí sinh thi 8 môn: Ngữ văn 120 phút, toán 90 phút, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ mỗi môn 60 phút (môn ngoại ngữ đối với thí sinh miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa được tính theo hệ số 2). Cần đổi mới cách ra đề với các môn khoa học xã hội - nhân văn, nhất là đề thi ngữ văn; trong đề thi các môn này cần có câu hỏi theo hướng “mở” - gắn liền các vấn đề thời sự, tạo điều kiện cho HS phát huy tư duy độc lập, tránh chép “phao”. Tất cả các môn thi đều theo hình thức tự luận. Thí sinh đạt 25 hoặc 30 điểm (tùy theo phổ điểm của mỗi kỳ thi) là có thể cho đỗ tốt nghiệp.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT giao hoàn toàn cho các sở GD-ĐT các tỉnh, thành phố (trực thuộc Trung ương) đảm nhận, từ việc coi thi, chấm thi, đến công bố tốt nghiệp. Mỗi quận, huyện là một cụm thi. Thí sinh (các trường THPT, các TTGDTX và thí sinh tự do) thi tại quận, huyện nơi mình học, bài thi được chuyển về Sở GD-ĐT để chấm chung. Kỳ thi tốt nghiệp THPT tổ chức vào đầu tháng 6, cách kỳ thi tuyển sinh ĐH hơn một tháng, là hợp lý, hoàn toàn không gây áp lực thi cử cho HS và phụ huynh. Nên xem đây là kỳ thi tất yếu nhưng lại rất bình thường và như buổi tập dượt để các em bước vào kỳ thi quan trọng hơn hẳn - kỳ thi tuyển sinh ĐH. Sau khi biết kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, HS mới đăng ký dự thi vào ĐH; hồ sơ đăng ký nộp tại Sở GD-ĐT của địa phương mình.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2019 về sau nên tăng cường xu hướng nhẹ nhàng (nhưng không tháo khoán), nghiêm túc nhưng không nghiêm ngặt, để tạo điều kiện cho đại đa số HS đỗ tốt nghiệp. Phần lớn các HS này sẽ học các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, hoặc ra đời kiếm sống ngay sau khi có tấm bằng tốt nghiệp THPT. Còn thi tuyển sinh ĐH thì phải làm chặt chẽ hơn hẳn, vì đây là kỳ thi nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

(Còn tiếp)

Đào Ngc Đ
(Ging viên chính, ĐH Hi Phòng)