Thứ năm, 26/4/2018, 23h00

Khảo sát đầu vào lớp 6: Sẽ phù hợp với trường “mũi nhọn”

Tại các trưng THCS “mũi nhn” ca mi qun, huyn, vic kho sát năng lc đu vào lp 6 ca HS có th ít nhiu lưng giá đưc năng lc, kh năng tư duy ca các em, thun tin trong vic b trí lp học cho nhà trưng. Tuy nhiên, TP.HCM vn chưa thc hin kho sát năng lc đu vào lp 6 trong năm hc 2018-2019. Và theo lãnh đo S GD-ĐT TP, nếu có thc hin thì ch áp dng đi vi các trưng mà ph huynh có nhu cu quá đông...

“Ch nhng trưng hc nào thc s có nhu cu đu vào quá ln thì s mi xem xét thc hin”, ông Nguyn Văn Hiếu (Phó Giám đc S GD-ĐT TP.HCM) cho biết (nh: Gi hc STEM ca HS Trưng THCS Nguyn Văn T, Q.10). Ảnh: N.Trinh

Trước quy định mở của Bộ GD-ĐT, cho phép các trường THCS có lượng thí sinh đăng ký vào lớp 6 vượt quá chỉ tiêu được tuyển sinh (TS) bằng phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp khảo sát năng lực, ông Dương Văn Dân - Trưởng phòng GD-ĐT Q.8 - chia sẻ, nếu những năm tới, TP.HCM cho phép TS lớp 6 theo hướng mở của bộ thì quận sẽ xem xét, triển khai cho Trường THCS Lý Thánh Tông. Bởi Trường THCS Lý Thánh Tông hiện đang thực hiện mô hình trường tiên tiến xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. HS được tiếp cận các chuẩn quốc tế nên sẽ có những yêu cầu về trình độ đầu vào. Việc khảo sát năng lực sẽ xác định được thực chất trình độ HS, giúp quá trình bố trí lớp học của nhà trường thuận tiện hơn.

Năm học 2017-2018, Trường THCS Lý Thánh Tông TS bằng phương thức xét tuyển trên toàn quận. Theo đó HS phải đạt tổng điểm kiểm tra hai môn toán, tiếng Việt cuối lớp 5 từ 19 điểm trở lên, ngoài ra là các tiêu chí thành tích về tiếng Anh, thể dục thể thao, văn thể mỹ. Mặc dù điều kiện đầu vào cao như vậy nhưng nhu cầu của phụ huynh rất lớn. Trường tuyển 315 em nhưng số đăng ký nhiều gấp 3 lần.

Ông Nguyễn Long Giao - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, tất cả những HS trúng tuyển đều tham gia học chương trình tiên tiến với tiếng Anh tăng cường, các môn trải nghiệm hướng đến trang bị kiến thức, kỹ năng tư duy, kỹ năng vận dụng như: giáo dục STEM, văn hóa, TDTT... để sau khi hoàn thành THCS, HS sẽ dễ dàng tiếp nối các chương trình tiên tiến ở bậc THPT. Và đây cũng là nền tảng giúp các em có thể du học.

Mặt khác, so với chương trình bình thường, yêu cầu cuối mỗi bậc học của chương trình tiên tiến, HS phải đạt các chứng chỉ quốc tế về tiếng Anh, tin học. Như vậy, việc xét tuyển đầu vào đòi hỏi HS cần năng lực học tập tốt các môn, đặc biệt tiếng Anh.

Trước quy định mở của Bộ GD-ĐT, ông Giao chia sẻ: “Nếu TP triển khai thì nhà trường cũng từng bước nghiên cứu, xem xét thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo về chất lượng đầu vào, đạt sự đồng thuận của phụ huynh HS và không làm sai quy định. Mặc dù khảo sát chỉ mang tính tương đối nhưng ít nhiều lượng giá được năng lực học tập, khả năng tư duy của HS”.

Theo kế hoạch TS đầu cấp năm học 2018-2019 của UBND TP.HCM, đối với lớp 6, các trường vẫn thực hiện bằng phương thức xét tuyển. HS trên địa bàn quận, huyện nào thì học lớp 6 trên địa bàn đó.

Tuy nhiên, xét ở góc độ “trường mũi nhọn” của các quận, huyện, với một phần trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng HS giỏi cho TP và đáp ứng nhu cầu phụ huynh đăng ký học cho con như các trường THCS Lý Thánh Tông (Q.8), Vân Đồn (Q.4), Nguyễn Du (Q.1), Nguyễn Văn Tố (Q.10)... vẫn đưa thêm những tiêu chí riêng trong quá trình xét tuyển.

Năm học 2017-2018, Trường THCS Vân Đồn TS đối với lớp đạt chuẩn phải kèm theo 3 tiêu chí. Tiêu chí 1, yêu cầu hai năm học từ lớp 1 đến lớp 2, HS phải đạt giỏi. Quá trình học lớp 3 và lớp 4 được khen thưởng. Lớp 5 hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện; Tiêu chí 2, điểm kiểm tra cuối năm học 2 môn toán, tiếng Việt từ 19 điểm trở lên; Tiêu chí 3, được xét tiêu biểu trong số HS lớp 5 hoàn thành xuất sắc về thành tích nổi bật trong học tập, phong trào hoặc thành tích đặc biệt. Riêng lớp tiếng Anh tăng cường, còn thêm tiêu chí thứ 4: Điểm 4 kỹ năng của tiếng Anh tăng cường từ 9 điểm trở lên hoặc đạt các chứng chỉ của Cambridge...

Ông Trần Minh Ngôn - Trưởng phòng GD-ĐT Q.4 - cho biết: “Phương thức xét tuyển theo địa bàn được TP thực hiện ổn định nhiều năm trở lại đây, đáp ứng chỗ học cho HS. Theo đó, chủ trương TP xét tuyển như thế nào thì Q.4 sẽ thực hiện đúng quy định. Riêng đối với Trường THCS Vân Đồn, việc đưa ra các tiêu chí nhằm đáp ứng đầu vào cho các lớp đạt chuẩn, lớp tiếng Anh tăng cường. Các tiêu chí này dựa trên Thông tư 33 và Thông tư 22 (của bậc tiểu học)...”.

Có thể thấy, việc đưa các tiêu chí riêng trong quá trình xét tuyển không chỉ đáp ứng nhu cầu chọn trường cho con của phụ huynh mà về phía các trường, hiển nhiên lựa chọn được nhiều HS giỏi, thuận lợi trong giáo dục. Tuy nhiên, việc xét tuyển theo địa bàn được xem là ổn định, đáp ứng chỗ học cho HS cũng là lý do khiến ngành GD-ĐT TP.HCM chưa xem xét đến bài khảo sát năng lực.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - thông tin: “Hiện ngành GD-ĐT TP.HCM vẫn duy trì phương thức xét tuyển theo địa bàn. Mặc dù Bộ GD-ĐT có thay đổi mới trong TS nhưng đối với thành phố, chỉ những trường học nào thực sự có nhu cầu đầu vào quá lớn thì sở mới xem xét việc thực hiện trong thời gian tới”.

Nguyn Trinh