Thứ năm, 7/3/2024, 16h14

Làm sao vượt qua nỗi sợ môn toán trong kỳ thi tuyển sinh 10?

Nhiu năm nay, ph đim môn toán trong k thi tuyn sinh vào lp 10 công lp ti TP.HCM ch ngưng trên dưi 50% hc sinh đt đim trên trung bình. Các bài toán thc tế vn đưc xem là ni “ám nh” ca nhiu hc sinh…


Đ vưt qua ni s môn toán, hc sinh rt cn s đng hành t gia đình, nhà trưng và thy cô

Nhiều năm giảng dạy môn toán, thầy Trịnh Quang Huy (Tổ trưởng Tổ toán Trường THCS Lữ Gia, Q.11) thừa nhận, hầu hết học sinh lớp 9 đều sợ môn toán, nhất là ở các bài toán thực tế. Dạng bài này không chỉ đòi hỏi về kiến thức toán học với những công thức đơn thuần mà còn đòi hỏi học sinh kiến thức thực tế thì mới có thể giải được toán thực tế. Mà thực tế thì… muôn hình muôn dạng.

“Học sinh thường chỉ quen với cách học ghi nhớ công thức, rập khuôn công thức để giải các dạng bài. Còn kiến thức nền cuộc sống thì các em vẫn yếu, các kỹ năng vận dụng liên môn, kỹ năng giải quyết, phân tích, vận dụng đều hạn chế. Do vậy, dù bài làm vẫn áp dụng công thức đó để giải nhưng ngữ liệu khác đi thì đã là vấn đề khó với nhiều học sinh. Đó là lý do đa phần học sinh rất sợ môn toán”, thầy Trịnh Quang Huy phân tích.

Những năm qua, để giúp học sinh dần dần vượt qua nỗi sợ môn toán, thầy Trịnh Quang Huy cho biết, tổ bộ môn nhà trường chuyển hướng thay đổi cách tiếp cận với học sinh ngay từ năm học đầu cấp. Tức là từ khi vào lớp 6, học sinh đã được làm quen với dạng toán thực tế, đồng thời giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn, dạy học gắn với thực tế để trang bị cho học sinh kỹ năng, hình thành năng lực giải quyết vấn đề.

“Những năm đầu tiên đề thi đổi mới theo hướng thực tế, tỷ lệ học sinh đạt điểm trên trung bình môn toán của trường không cao, số học sinh đạt điểm khá, giỏi ít. Nhưng khoảng vài năm nay, tỷ lệ này đã tăng nhiều vì cả thầy và trò đều nhận diện rõ vấn đề để cùng đồng hành, thay đổi. Hiện nay, với những học sinh vẫn “ám ảnh” với dạng toán thực tế, giáo viên sẽ vừa hướng dẫn, vừa chia sẻ gợi mở để học sinh nắm bản chất của vấn đề, các em dần dần đã tự tin hơn…”, thầy Trịnh Quang Huy phấn khởi cho biết.

Theo ông Dương Bửu Lộc (chuyên viên bộ môn toán, Sở GD-ĐT TP.HCM), phổ điểm môn toán trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại TP.HCM vài năm nay đã có những thay đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ học sinh đạt điểm trên trung bình, từ 45% học sinh trên trung bình tăng lên 47%, rồi hơn 50% năm 2023.

Ông Dương Bửu Lộc đánh giá, kết quả chỉ tăng nhẹ từng năm nhưng cho thấy nỗ lực rõ rệt của các địa phương và nhà trường trong đổi mới dạy học bộ môn, chuyển từ hướng tiếp cận kiến thức sang tiếp cận năng lực, từ việc dạy kiến thức thuần túy, khô khan sang gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, dạy đi đôi với hành…

“Những năm đầu đổi mới đề thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại TP.HCM (từ năm 2017), toán là môn bị… phản ứng nhiều nhất, vì càng đổi mới mà học sinh đạt điểm dưới trung bình nhiều quá, nhiều năm tỷ lệ trên 50%. Một mặt thành phố tăng cường bồi dưỡng thường xuyên, tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn để giáo viên nắm rõ mục tiêu, phương pháp đổi mới, từ đó xây dựng kế hoạch đổi mới phù hợp với đối tượng học sinh, đặc thù nhà trường; một mặt thay đổi phương thức tiếp cận kiểm tra đánh giá bậc THCS để có sự đồng bộ, giáo viên mạnh dạn hơn khi đổi mới. Đổi mới là cả một lộ trình dài, phải kiên định chứ không thể nóng vội”, ông Dương Bửu Lộc phân tích.

“Hc sinh thưng ch quen vi cách hc ghi nh công thc, rp khuôn công thc đ gii các dng bài. Còn kiến thc nn cuc sng thì các em vn yếu, các k năng vn dng liên môn, k năng gii quyết, phân tích, vn dng đu hn chế. Do vy, dù bài làm vn áp dng công thc đó đ gii nhưng ng liu khác đi thì đã là vn đ khó vi nhiu hc sinh. Đó là lý do đa phn hc sinh rt s môn toán”, thy Trnh Quang Huy (T trưng T toán Trưng THCS L Gia, Q.11) phân tích.


Toán là môn h
c khiến nhiu hc sinh “ám nh” nht trong k thi tuyn sinh vào lp 10 công lp

Đến nay, sau nhiều năm kiên định với đổi mới, ông Dương Bửu Lộc nhận định, giáo viên đã “quen tay” thay đổi theo hướng tiếp cận kiến thức cho học sinh, các địa phương đã mạnh dạn đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá đồng bộ ở các khối lớp.

“Trước đây, nhiều địa phương và nhà trường có tâm lý chờ đợi khi đổi mới, tức là việc đổi mới theo hướng tiếp cận năng lực chỉ áp dụng cho lớp 9 nhằm phục vụ thi tuyển sinh lớp 10 công lập. Thế nhưng, quan điểm này đã thay đổi, đặc biệt là từ khi triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Theo dõi đề kiểm tra định kỳ của các địa phương, có thể thấy trong các năm gần đây, phòng GD-ĐT các quận/huyện đã có nhiều đột phá trong đề kiểm tra ở bậc THCS, vệt đổi mới trải đều từ lớp 6 đến lớp 9 chứ không còn đợi chờ đến lớp 9 mới làm. Các bài toán thực tế đã xuất hiện từ lớp 6, tăng dần theo từng lớp…”, ông Dương Bửu Lộc cho biết.

Tuy nhiên, ông Dương Bửu Lộc thừa nhận, thực tế vẫn còn một bộ phận giáo viên thụ động, ngại đổi mới, dạy học sinh bám theo lối mòn với các mô tuýp thuần túy. Thậm chí, khi cho học sinh làm các dạng toán thực tế, giáo viên vẫn chỉ chú trọng giúp học sinh giải dạng bài, giải đề chứ chưa trang bị cho học sinh kỹ năng, hình thành năng lực giải quyết vấn đề. Về phía học sinh, nhiều em vẫn giữ cách học “nhồi” kiến thức, chạy theo số lượng giải đề chứ chưa hiểu vấn đề.

“Để chinh phục môn toán, đặc biệt là với các dạng toán thực tế không gì khác từ phía nhà trường, giáo viên và học sinh cùng phải thay đổi. Phụ huynh cũng phải đồng hành cùng học sinh. Thay đổi từ cách tiếp cận, làm sao giúp học sinh hiểu ra vấn đề, vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề”, ông Dương Bửu Lộc khuyên.

Bài, ảnh: Y.Hoa