Thứ ba, 14/8/2018, 21h10

Một kỳ thi thành công, chờ đến bao giờ?: Thi “2 trong 1”: Giá trị ảo nở rộ

“Kiu” thi tt nghip THPT quc gia (thi “2 trong 1”) trong nhng năm qua đã khiến cho bnh thành tích ngày càng n r. Dư lun phn ng, nhng ngưi mong mun giá tr tht trong môi trưng giáo dc đã lên tiếng phn ánh nhưng k thi vn c tiếp tc. Theo đó, giá tr o càng ln át giá tr nhân văn, t tế.

Thí sinh ti TP.HCM đến trưng THPT thay đi nguyn vng xét tuyn ĐH. Ảnh: Y.Hoa

Bệnh thành tích lên ngôi, thậm chí lên ngôi trắng trợn bởi không ít học sinh học yếu nhưng điểm học bạ đều khá, giỏi.

N r giá tr o

Giá trị ảo về điểm số đang nở rộ ở các bậc học. Cuối mỗi năm học, không ít phụ huynh khoe với người thân, bạn bè, đồng nghiệp con mình đạt giải này giải nọ, xếp loại giỏi… Thời đại công nghệ thông tin, khoe miệng - truyền tai chưa đủ, nhiều phụ huynh lại khoe thành tích con trên mạng xã hội. Từ bậc tiểu học đến bậc THPT, điểm số ảo đang là bệnh thành tích đáng báo động. Rõ nhất là học sinh lớp 12.

Ở lớp 12, số học sinh đạt khá, giỏi bỗng dưng tăng vọt. Thậm chí có những em cuối năm xếp loại khá, giỏi thì không thể nào tin được so với lực học của mình (bỗng dưng được học sinh khá, giỏi - cháu tôi từng là một trong số đó, chúng tôi rất ngỡ ngàng, bức xúc). Sở dĩ điểm số trong học bạ lớp 12 tăng vọt như vậy là do có “tham gia vào kết quả thi cử”. Xét điểm học bạ đã khiến cho “điểm số đẹp nở rộ”, chất lượng học chưa đúng, vào ĐH dễ dàng (có tấm vé tốt nghiệp sẽ có tấm vé vào giảng đường, khó như… trượt ĐH).

Những năm qua, điểm học bạ lớp 12 rất đẹp, thế nhưng điểm liệt vẫn là con số “khủng”. Chẳng hạn, năm 2015 có khoảng 37.000 bài; năm 2016 có khoảng 19.000 bài và năm 2017 là 6.187 bài (năm 2017 số bài điểm liệt ít hơn nhiều một phần do môn thi trắc nghiệm). Lẽ ra điểm trung bình trong học bạ cao thì không thể có điểm liệt (nếu có thì đó là những trường hợp ngoại lệ), nhưng lại là con số khủng như vậy, đó là chưa kể những điểm từ 3 trở xuống. Sự vô lý cứ tồn tại từ năm này qua năm khác.

Nghch lý đim thi và t l đu tt nghip

Tỉ lệ điểm thi THPT quốc gia năm 2017 dưới trung bình khá cao, số điểm thấp lè tè khá nhiều, thế nhưng tỉ lệ đậu tốt nghiệp lại cao chót vót. Một nghịch lý rõ ràng tồn tại nhiều năm qua (kể từ năm 2015). Có những tỉnh, nếu chỉ xét điểm thi thì đậu chưa tới 50%, nhưng nhờ “phao” - điểm học bạ thì tỉ lệ trên 95%.

Điểm thi quá thấp so với điểm học bạ khiến cho dư luận phản ứng. Rất nhiều môn có số bài thi dưới trung bình chiếm tỉ lệ khá lớn, thậm chí có những môn chiếm gần 70% như Anh văn. Cụ thể như sau: môn lý chiếm gần 41%, hóa gần 45%, toán 48%, sinh 59%, sử 61%, Anh văn trên 68%.

Chuyện điểm thi cử cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố quan trọng nhất chính là năng lực thực sự của thí sinh. Lực học của các thí sinh đạt từ trung bình trở lên, dù trung bình nhưng điểm (học bạ) cũng khá cao. Thế nên khi công bố kết quả của kỳ thi thì nhiều người (nhất là những bậc phụ huynh có con thi cử) “té ngửa” vì điểm lẹt đẹt, trái với những con số đẹp trong học bạ. Nhìn vào kết quả điểm số cuối năm được đánh giá trong học bạ (xếp loại khá, giỏi), không ít phụ huynh kỳ vọng con mình sẽ vào được trường ĐH danh tiếng. Khi biết kết quả thực chất, họ mới ngỡ ngàng với điểm ảo từ học bạ.

Theo cách tính điểm như những năm qua (điểm trung bình học bạ lớp 12 + điểm trung bình thi THPT quốc gia: 2) thì mỗi năm có hàng chục ngàn thí sinh rớt (điểm thi) bỗng thành đậu (nhờ điểm học bạ). Chẳng hạn năm 2017, nếu chỉ xét điểm thi thì có hơn 30% thí sinh rớt tốt nghiệp. Chỉ cần vượt qua điểm liệt là thí sinh dễ dàng có tấm vé tốt nghiệp. Có thể nói, điểm trung bình của mỗi môn thi chỉ cần đạt trên 2 thì dễ dàng đậu tốt nghiệp (vì điểm số học bạ rất đẹp). Căn cứ vào điểm dưới trung bình và tỉ lệ đậu tốt nghiệp (trên 95%) - chênh lệch quá lớn. Nhiều tỉnh có số điểm thi khá thấp nhưng kết quả cuối cùng về tỉ lệ đậu tốt nghiệp lại đẹp như mơ, thậm chí có những tỉnh tỉ lệ đạt điểm trên trung bình chưa tới 50% nhưng tỉ lệ tốt nghiệp đạt trên 97%.

Những người thầy hân hoan vì lớp mình dạy đậu cao, tập thể giáo viên hân hoan vì trường mình đậu cao, các tỉnh/thành hân hoan địa phương mình điểm cao, nền giáo dục nước nhà cũng tự hào vì tỉ lệ đậu cao. Đằng sau tỉ lệ đẹp và niềm hân hoan ấy, liệu có xứng đáng là niềm tự hào hay là nỗi lo khi thành tích ảo lấn át giá trị thật? Làm sao dạy thế hệ trẻ tiếng nói thật thà trong lúc các em đang đồng hành với giá trị ảo trong học tập, bệnh thành tích trong điểm số!

H ly khó lưng

Phân tích ra thì nhiều, nhưng chỉ bấy nhiêu cũng đủ cho người lớn hiểu rằng, cần chấm dứt giá trị ảo. Theo đó, giá trị ảo này, nếu không chấm dứt thì hệ lụy khó lường. Nói một cách đơn giản là người lớn đang gieo giá trị ảo cho thế hệ trẻ không chỉ ở điểm số!

Nếu cứ dựa vào học điểm học bạ thì nên chấm dứt kỳ thi THPT quốc gia và quay lại hình thức: kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ như trước đây. Trong quá trình tuyển sinh ĐH cũng không nên xét điểm học bạ để tránh tình trạng “phổ cập ĐH”. Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ có thể Bộ GD-ĐT ra đề để tránh tình trạng thí sinh ôn thi trường nào dễ đậu trường đó (do giảng viên trường đó ôn thi và ra đề). Đừng để tấm bằng ĐH trở nên dễ dàng và rẻ rúng.

Cầm chấm dứt giá trị ảo. Giá trị ảo được gieo từ trường học, thế hệ trẻ sẽ áp dụng ở trường đời. Nguy hiểm vô cùng!

Thái Hoàng