Thứ bảy, 9/12/2017, 22h25

Muốn đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT: Phải nâng chất lượng, năng lực giáo viên

h trung cp (TC) sư phm, thi gian đào to ch 2 năm, thm chí thp hơn khiến nhng giáo viên (GV) đt trình đ này có ít thi gian thc tp, tri nghim k năng sư phm. Trong khi đó, xu thế đi mi chương trình GD hin nay, chuyn hưng tiếp cn kiến thc sang năng lc ngưi hc đòi hi GV phi đưc trang b đy đ kiến thc, k năng sư phm.

Hơn 90% giáo viên tiểu học tại TP.HCM đạt trình độ CĐ trở lên. Ảnh: N.Tr

Đây là lý do trong dự thảo sửa đổi Luật GD lần 2, Bộ GD-ĐT kiến nghị nâng cao trình độ đội ngũ GV tiểu học từ TC lên CĐ, xa hơn nữa là ĐH.

Hai năm đào to là quá ít

Cô Nguyễn Thị Thu Vân - GV Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM) - chia sẻ, dự thảo góp ý nâng trình độ GV tiểu học từ TC lên CĐ là hết sức cần thiết. Những GV được đào tạo trình độ CĐ với chương trình đào tạo bài bản; ngoài kiến thức chuyên môn còn có nhiều thời gian kiến tập, thực tập nhằm tăng kỹ năng sư phạm. Trong khi đó, GV được đào tạo trình độ TC - thời gian khoảng 2 năm - phần lớn chỉ học lý thuyết và kiến tập. Mặt khác, đội ngũ GV có trình độ TC hiện nay tập trung chủ yếu vào GV lớn tuổi. Xét về quá trình đào tạo, vào những năm 1990 trở về trước  - là thời điểm thiếu GV, thời gian đào tạo gấp rút, phần lớn một năm hoặc 9 tháng. Ngoài lý thuyết, GV chỉ có khoảng 2 tuần kiến tập, chủ yếu dự giờ giảng dạy 2 môn toán, tiếng Việt và không được thực hành giảng dạy.

“Đối với GV trước khi ra đứng lớp rất cần có thời gian kiến tập, thực tập. Đây là cơ hội để GV quan sát, trải nghiệm, cọ xát với hoạt động giảng dạy. Qua đó rút kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng tiếp cận học trò, giải quyết các tình huống sư phạm”, cô Vân cho biết.

Đồng tình, thầy Ngô Thành Nam - GV Trường Tiểu học VinSchool - cho rằng, khoảng thời gian đào tạo 2 năm chưa đủ sâu về kiến thức, kỹ năng khiến GV dễ bị thiếu tự tin. Hiện nay đội ngũ GV có trình độ TC tập trung phần lớn vào GV lớn tuổi. Không thể phủ nhận thầy, cô có nhiều kinh nghiệm giảng dạy hơn GV trẻ, tuy nhiên đội ngũ này vẫn thường áp dụng phương pháp giảng dạy truyền thống. Trong khi đó, học sinh hiện nay yêu thích những tiết học sinh động. Vì vậy đòi hỏi GV phải có sự thay đổi, làm mới tiết dạy.

Tại Trường Tiểu học Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), hiện tại đội ngũ GV có trình độ CĐ trở lên đạt gần 100%. Theo cô Nguyễn Thị Lệ - Hiệu trưởng nhà trường - GV được đào tạo ở bậc CĐ, ĐH có kỹ năng sư phạm sắc sảo hơn hệ TC rất nhiều. Trong xu thế đổi mới chương trình GD, chuyển hướng tiếp cận kiến thức sang năng lực người học, các hoạt động dạy học không còn theo hướng thầy đọc - trò chép mà thay vào đó là các tiết dạy học mở. Cụ thể, ngoài chương trình lý thuyết, đòi hỏi cần có sự lồng ghép các hoạt động trải nghiệm thực tế, giúp HS vừa nắm kiến thức, vừa hình thành các kỹ năng sống. Đối với những GV được đào tạo ở trình độ CĐ, ĐH, ngoài sự nhanh nhẹn của sức trẻ thì chương trình đào tạo góp phần hỗ trợ rất nhiều trong việc tiếp cận chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy.

Tránh nâng cao trình đ theo dng đào to t xa

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hiện cả nước có 33/63 tỉnh, thành phố có GV tiểu học đạt trình độ CĐ chiếm khoảng 90%.

Riêng tại TP.HCM, trên 90% GV tiểu học đạt trình độ CĐ trở lên. Tỷ lệ GV trình độ TC phần lớn là GV lớn tuổi, sắp về hưu. Tuy nhiên, đội ngũ này cũng thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao trình độ thông qua các hội thảo, tiết dạy chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy.

Tại Q.Bình Tân, trên 90% GV tiểu học đạt trình độ CĐ trở lên. Ông Ngô Văn Tuyên - Trưởng phòng GD-ĐT quận - cho biết, tỷ lệ GV có trình độ TC không nhiều, phần lớn là những GV lớn tuổi. Đối với đội ngũ này, sức khỏe khó đáp ứng việc phải trực tiếp đi học để đạt bằng cấp theo yêu cầu, vì thế bồi dưỡng, nâng cao trình độ thông qua các hội thảo chuyên đề là hết sức phù hợp. Riêng GV trẻ chưa đạt trình độ CĐ, quận luôn khuyến khích, tạo điều kiện để học nâng cao thông qua hình thức vừa làm vừa học, đặc biệt tránh việc đào tạo từ xa.

Tại Q.7, ông Ngô Xuân Đông - Trưởng phòng GD-ĐT quận - thông tin, đội ngũ GV tiểu học đạt trình độ CĐ của quận đạt trên 90%. Mặt bằng chung, các quận trung tâm đã có sự ổn định về trình độ đội ngũ GV. Chỉ một số huyện ngoại thành, do thiếu nhiều GV tiểu học nên vẫn tuyển trình độ TC. Tuy nhiên, ý thức tự bồi dưỡng nâng cao năng lực ở GV trẻ hiện rất cao để phù hợp với xu thế đổi mới GD. Ngay trong các yêu cầu tuyển dụng của Sở GD-ĐT TP vẫn cho phép nhận trình độ TC nhưng nhiều năm trở lại đây, các giáo sinh ứng tuyển đều đạt trình độ CĐ, ĐH trở lên.

Được biết, Sở GD-ĐT TP.HCM đang chờ hướng dẫn từ Bộ GD-ĐT để xét, thi nâng ngạch lương cho đội ngũ GV mầm non và tiểu học từ hạng thấp lên cao. Đây là năm đầu tiên áp dụng cho 2 bậc học này, góp phần động viên khuyến khích tinh thần GV trong việc nâng cao năng lực, trình độ hơn nữa.

Nguyn Trinh