Thứ bảy, 21/7/2018, 21h24

Ngành GD-ĐT Q.Thủ Đức: Bớt khiếu kiện do làm tốt quy chế dân chủ

Q.Th Đc va t chc Hi ngh tiếp xúc, đi thoi gia Bí thư Qun y, Ch tch UBND qun vi hiu trưng, ch tch công đoàn các trưng mm non (MN), tiu hc (TH), THCS công lp trên đa bàn. Qua đó tháo g nhng vưng mc, bt cp gây nh hưng đến hot đng ca các trưng...

Thy Nguyn Ngc Hi Đng - Hiu trưng Trưng TH Nguyn Văn Triết - phát biu ý kiến ti hi ngh. Ảnh: Y.Hoa

Tại hội nghị, nhiều nhà giáo đã nêu ra những tồn tại trong việc thu chi, sử dụng tài chính; định biên nhân sự; việc thực hiện quy chế dân chủ, công khai minh bạch...

Theo đó, một số nhà giáo cho rằng, việc thực hiện quy chế dân chủ tại các trường phải thật sự nghiêm túc thì các hoạt động mới “êm”. Thầy Nguyễn Ngọc Hải Đằng - Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Văn Triết - cho rằng, các trường cần phải công khai minh bạch ngay cả trong khi ban hành những quy cách ứng xử cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên. Tại Trường TH Nguyễn Văn Triết, Hiệu trưởng không chỉ công khai số điện thoại của bản thân mà cả số của Trưởng phòng GD-ĐT quận cho phụ huynh. “Trong 2 năm qua, nhờ sự công khai minh bạch mà không có sự phản ảnh nào của phụ huynh”, thầy Triết khẳng định.

Đồng tình, cô Trần Thị Bạch Mai - Hiệu trưởng Trường MN Sơn Ca - bổ sung, việc thực hiện quy chế dân chủ cần phát huy tốt vai trò dân chủ của người lao động, giải quyết hài hòa nhiệm vụ, quyền lợi của người lao động và tập thể dẫn đến sự đoàn kết nội bộ. Đôi khi, phải đôn thúc, động viên người lao động thực hiện các quyền lợi đó...

Tuy nhiên, theo các nhà quản lý giáo dục, vẫn còn tồn tại một bộ phận giáo viên chỉ tập trung vào công tác chuyên môn, chỉ quan tâm đến quyền lợi của bản thân, không quan tâm đến các hoạt động của trường, của đoàn thể, quyền lợi của người khác... “Điều này càng đòi hỏi người lãnh đạo phải vững, càng phải công khai, minh bạch hơn nữa trong mọi việc”, cô Nguyễn Thị Diễm Trang - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn - cho hay.

Dịp này, đại diện các trường cũng nêu lên thực trạng đang tồn tại trong các cơ sở giáo dục như vấn đề cơ sở vật chất, việc thu - chi và sử dụng các quỹ tài chính, việc ký hợp đồng lao động, việc học thêm nghiệp vụ chính trị…

“Hiện nay sân trường đang thấp hơn mặt đường (quốc lộ 13) hơn nửa mét . Không mưa trường cũng ngập (do triều cường - PV), còn mưa thì phải lội bì bõm. Con đường vào trường chắp vá, đường sá nát bét, HS đi lại rất tội nghiệp. Chỉ mong trước ngày khai giảng, con đường vào trường được khô ráo để HS có thể tung tăng đến trường”, đại diện Ban Giám hiệu Trường TH Hiệp Bình Phước nghẹn ngào.

Luôn là điểm nóng về tuyển sinh đầu năm khi chỉ tiêu chỉ có 140 trẻ nhưng thực tế lên tới hơn 400 trẻ, Trường MN Sơn Ca đề nghị trong năm học tới có thể “san sẻ” trẻ sang các trường khác để hạn chế tình trạng 45-50 trẻ/lớp.

Chạm đến “tâm tư” của nhiều giáo viên, thầy Trần Minh Định - Hiệu trưởng Trường TH Hoàng Diệu - thắc mắc, với những hợp đồng thêm về giáo viên, nhân viên y tế, bảo vệ, nhân viên vệ sinh thì sử dụng những quỹ nào để chi trả cho hợp lý? Hành lang pháp lý nào cho giáo viên và nhà trường khi tiếp nhận HS giảm thiểu kỹ năng, tăng động, tự kỷ…?

Ghi nhận những đóng góp của các nhà giáo, đồng thời biểu dương sự tiến bộ trong việc thực hiện quy chế dân chủ tại trường học, ông Đặng Nguyễn Thanh Minh - Chủ tịch UBND Q.Thủ Đức - cho biết, vài năm về trước tình hình đơn thư khiếu nại của ngành GD-ĐT rất nhiều nhưng gần đây chỉ còn lác đác. Mong rằng các trường tiếp tục rà soát, làm chặt chẽ hơn nữa công tác công khai minh bạch, đặc biệt là tài chính. Qua thanh tra tại nhiều đơn vị trường học, cho thấy việc thu - chi các quỹ vẫn còn thiếu sót, sử dụng chưa đúng đối tượng. Đầu năm học mới (2018-2019), Phòng Nội vụ sẽ đưa ra khung hướng dẫn tương đối, tạo hành lang cho các trường thực hiện thu - chi. Về cơ sở vật chất, từ nay đến cuối năm sẽ hoàn thành thêm 4 trường học, ngoài ra bổ sung thêm 14 dự án cũ và 4 dự án mới. Qua đó giúp giảm tải cho các trường. Riêng trường hợp Trường TH Hiệp Bình Chánh đã kiến nghị lên UBND TP đưa trong danh mục thi công. Tuy nhiên do vướng quốc lộ 13, chưa biết sẽ được phép xây dựng cao như thế nào. Vì vậy thầy và trò nhà trường đợi thêm một thời gian nữa. Về hợp đồng lao động mới, các trường cần phải có văn bản trao đổi cụ thể với UBND quận...

Nói về thực hiện quy chế dân chủ, ông Nguyễn Mạnh Cường - Bí Thư Quận ủy Q.Thủ Đức - nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường là hiệu trưởng - phải công khai minh bạch đúng nghĩa, thông tin rõ ràng, tránh việc công khai minh bạch một cách hình thức.

Ông Cường cũng yêu cầu Phòng GD-ĐT quận cần hướng dẫn các trường chuẩn bị cho năm học mới, nhất là những hướng dẫn linh hoạt về tài chính, định biên. UBND các phường cần phối hợp tốt hơn với các trường để đảm bảo thông thoáng giao thông, chống ngập, tạo môi trường “trường học thân thiện, HS tích cực” để các trường bước vào năm học mới an toàn, vui tươi.

Yến Hoa