Thứ bảy, 12/8/2017, 20h06

Ngành sư phạm: Quy hoạch, rà soát nghiêm túc trong 5 năm

Các ngành thuc khi công an, quân đi hp dn ngưi hc nhiu nh có cơ s, điu kin tt, ngưi hc không tn phí, ra trưng có vic làm n đnh. Ngành sư phm cũng hc kinh nghim như vy trong quy hoch, rà soát tính toán, làm nghiêm túc trong 5 năm… đ nâng cht lưng đu vào, thu hút ngưi hc.

Hiu trưng Trưng ĐH Bách khoa TP.HCM Vũ Đình Thành phát biu ti hi nghẢnh: M.Tâm

Đây là một trong những nội dung quan trọng được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nêu ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học mới các cơ sở giáo dục ĐH, trường sư phạm diễn ra ngày 11-8. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 3 đầu cầu TH.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Nhìn vào th trưng lao đng đ đào to

Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, giáo sinh ra trường là phải có việc làm và chất lượng phải tốt. Để làm được điều này, Bộ GD-ĐT sẽ họp với các trường sư phạm, triển khai khảo sát đánh giá thực trạng với yêu cầu đổi mới, tính toán phương án giao chỉ tiêu phù hợp, nâng chất lượng đầu vào. Các trường sư phạm phải dành thời gian để tự rà soát, nâng cao chất lượng giáo viên phục vụ chương trình đổi mới. Tóm lại, cần để giáo sinh vào các trường sư phạm cảm thấy tự hào.

B trưng Phùng Xuân Nh thông tin thêm, trưc nhu cu đi mi, B GD-ĐT đã đ ngh vi Chính ph và Quc hi trong năm ti sa 2 lut là: Lut Giáo dc và Lut Giáo dc ĐH, vì không sa khó thc hin đi mi đưc.

“Mỗi trường ĐH có phân khúc riêng, có sứ mệnh riêng. Đã đến lúc các trường ĐH phải nhìn vào thị trường lao động để điều chỉnh ngành nghề đào tạo mới giải quyết được nỗi lo không tuyển sinh đủ và SV ra trường không có việc làm”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.

Xung quanh yêu cầu nâng chất lượng đào tạo của các trường ĐH nói chung và sư phạm nói riêng, PGS.TS Nguyễn Quang Linh - Giám đốc ĐH Huế - cho rằng, chất lượng giảng viên là yếu tố sống còn, quyết định đến chất lượng giáo dục. Vì vậy, cần có những giải pháp, chính sách để phát triển, nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ giảng viên. Trước đây, nguồn giảng viên được lấy từ SV có kết quả tốt nghiệp xuất sắc để bồi dưỡng; ngoài ra còn tuyển dụng, thu hút đội ngũ giảng viên tốt nghiệp, công tác ở nước ngoài, hay những người từ các cơ sở có năng lực giảng dạy, có năng khiếu về sư phạm, có chuyên môn nghề nghiệp tốt. Tuy nhiên, những năm gần đây, các trường không được phép tạo nguồn, dự nguồn. Vì vậy ngành GD cần nghiên cứu, xem xét có nên tạo nguồn giảng viên bằng hình thức này nữa không. 

“Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thì cần có nguồn ngân sách của nhà nước trong đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Cùng với đó, các trường ĐH cần thực hiện liên kết, phối hợp với chính quyền địa phương, doanh nghiệp để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giảng viên. Về phía giảng viên, nhất là giảng viên trẻ phải tự ý thức nâng cao chất lượng giảng dạy. Theo đó, các trường cần có quỹ đầu tư cho nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho giảng viên vừa giảng dạy, vừa thực hiện nghiên cứu khoa học hiệu quả, chất lượng, với tỷ trọng giữa giảng dạy và nghiên cứu cân đối. Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần tiếp cận, định hướng nghề nghiệp cho SV...”, TS. Linh nhấn mạnh.

Ông Trương Công Nhớ - Hiệu trưởng ĐH Hàng Hải Hải Phòng - nêu quan điểm, trong xu thế hội nhập, đội ngũ giảng viên phải giỏi ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Đồng thời phải đặt ra mục tiêu đào tạo SV chuẩn hóa tiếng Anh, có chất lượng. Đưa chất lượng đào tạo về giá trị thật mới tạo ra được sức mạnh cạnh tranh. Đó là nhiệm vụ sống còn của các cơ sở giáo dục ĐH cũng như các trường sư phạm.

Quy hoch mng lưi tiến ti t ch ĐH

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội - cho rằng, cần rà soát quy hoạch mạng lưới giáo dục ĐH. Đẩy nhanh việc quy hoạch này để có bức tranh toàn cảnh theo chiều sâu. Đồng thời xây dựng danh mục mã ngành đào tạo theo hướng mở để bắt nhịp với tốc độ phát triển. Trao quyền chủ động nhiều hơn cho cơ sở giáo dục ĐH để phát triển nhiều ngành mới. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đào tạo kỹ năng cho SV; có thống kê số liệu SV có việc làm sau tốt nghiệp.

“Nếu một trường công bố được thực chất số liệu việc làm của SV sau tốt nghiệp thì việc tuyển sinh không còn là vấn đề khó”, ông Sơn khẳng định.

Liên quan đến vấn đề tự chủ ĐH, ông Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ - cho rằng, hiện vẫn còn tồn tại sự chồng chéo trong các văn bản pháp luật về các cơ chế tự chủ. Vì vậy cần rà soát, định hướng lại để mở rộng hơn vấn đề tự chủ, giao quyền tự chủ về cho cơ sở giáo dục.

Cũng tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, kiểm định chất lượng giáo dục ĐH là điều cần thiết. Thậm chí, ông Vũ Đình Thành - Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa TP.HCM - còn cho rằng, kiểm định chất lượng phải đặt lên hàng đầu. Đây là nhiệm vụ phải thực hiện thường xuyên, liên tục và không ngừng cải tiến chất lượng đào tạo.

Cần có ngưỡng tối thiểu đầu vào trường sư phạm

PGS.TS Nguyễn Kim Hồng - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho rằng, phải cương quyết tiết giảm đầu vào của các trường sư phạm bằng chỉ tiêu, bằng quy định điểm tuyển tối thiểu. Thà rằng chưa có người học còn hơn tuyển đủ chỉ tiêu để có những lứa thầy cô không đủ chất lượng. Biện pháp trước mắt là việc quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm, cần thiết phải xóa bỏ các cơ sở đào tạo giáo viên không đủ năng lực. Nhưng căn cơ hơn là phải nâng cao vị thế nhà giáo, không chỉ trên các văn bản nghị quyết, chỉ thị mà phải cho thầy cô sống được bằng nghề, tự hào vì nghề nghiệp của mình. Chỉ có như vậy, chất lượng đầu vào của các ngành sư phạm mới được nâng cao, HS giỏi mới vào các trường sư phạm, giáo dục Việt Nam mới phát triển bền vững.

Theo TS. Lê Anh Phương - Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, ĐH Huế - thì cần xây dựng cơ sở dữ liệu thực trạng giáo viên theo địa phương như thừa thiếu bao nhiêu giáo viên, môn gì; dự báo trong 5 năm tới số giáo viên nghỉ hưu là bao nhiêu, quy mô HS tăng giảm như thế nào, số lượng SV sư phạm ra trường có bao nhiêu người theo nghề... Đây là một căn cứ để xác định quy mô đào tạo cũng như điều chỉnh mạng lưới trường sư phạm.

GS.TS Trần Văn Nam - Giám đốc ĐH Đà Nẵng - đề xuất, nên đặt ra yêu cầu về ngưỡng tối thiểu vào các trường ĐH sư phạm để đảm bảo chất lượng đầu vào vì đào tạo giáo viên cần đặc biệt quan tâm về chất lượng. Ví dụ có thể đặt ra ngưỡng tối thiểu là 20-22 điểm đầu vào, hoặc thí sinh muốn đăng ký học sư phạm toán thì môn toán phải đạt điểm tối thiểu là bao nhiêu...

T.Ban

Ông Thành cũng đề xuất cần cho phép tăng cường liên thông quốc tế và trong nước về ngành nghề, cấp học. Với ngành đã kiểm định chất lượng thì nên tăng chỉ tiêu đào tạo. Đồng thời có sự đầu tư mang tính đặc thù như cơ chế, nhân lực để khẳng định chất lượng của mình...

Từ các ý kiến này, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, sắp tới, ngành GD sẽ quyết tâm quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục ĐH và các trường sư phạm một cách căn cơ, có tiêu chuẩn, có tính đến nhu cầu thị trường, tính đến bản chất cũng như xu hướng phát triển của các ĐH. Đây là việc làm khó và càng khó khi phải quy hoạch trong một thực tế là các trường rất khác nhau. Cần tìm cách để định hướng các trường liên kết với nhau trên cơ sở lợi ích chứ không phải trên cơ sở hành chính.

“Quan điểm của Bộ là tạo cơ hội cho tất cả các trường hiện nay tham gia đào tạo tốt nhưng chính các trường phải có trách nhiệm giải trình về chất lượng, không thể tự chủ theo nghĩa tự do. Tự chủ với điều kiện gắn liền với trách nhiệm giải trình, mức độ tự chủ càng cao thì giải trình càng lớn với chính “khách hàng” của mình, với xã hội”, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhấn mạnh.

M.Tâm - V.Yên