Thứ năm, 7/12/2017, 23h23

Nhanh như... nhận chứng chỉ sư phạm mầm non

Không đòi hi trình đ, ch cn có nhu cu hc, ai cũng có th đăng ký khóa hc đ tr thành giáo viên mm non. Hc cp tc và nhn chng ch cũng cp tc.

Đoàn kim tra ca Phòng GD-ĐT Q.12 kim tra Trưng MN Quang Trung. Ảnh: Đ.Y

Tình trạng bạo hành trẻ em đều xảy ra tại những cơ sở GDMN ngoài công lập, các nhóm trẻ gia đình nhỏ lẻ. Nguyên nhân phần lớn là do đội ngũ trông giữ trẻ tại đây đều không được đào tạo bài bản, thậm chí là chưa qua đào tạo...

Chng ch sư phm MN: Mun là có?

Qua một vài giáo viên MN, tôi biết đến lớp Nghiệp vụ MN của một công ty về giáo dục. Vào trang web của công ty, đập vào mắt tôi là những lời quảng cáo có cánh: ‘‘Bạn đang có nhu cầu trở thành giáo viên MN, bảo mẫu, cấp dưỡng tại các trường xin hãy đến với chúng tôi. Chúng tôi sẽ biến ước mơ của bạn trở thành hiện thực, luôn đáp ứng những gì con người muốn và cần’’.

Trong vai một người có nhu cầu trở thành giáo viên MN, tôi điện thoại đến số 09029199..., người phụ nữ tự xưng là nhân viên của công ty, tư vấn rất nhiệt tình. “Nếu chị đã tốt nghiệp THPT, ở nhà quá lâu rồi, nay muốn đi làm thì làm giáo viên MN là nhất rồi. Bên em liên tục mở các lớp đào tạo nghiệp vụ, cấp chứng chỉ giáo viên MN. Thời gian học là 3 tháng, cấp tốc 2 tháng rưỡi. Học phí là 2 triệu rưỡi”.

Thắc mắc về nội dung đào tạo, nhân viên này cam kết: “Học viên sẽ được dạy bởi các thầy, cô giáo có trình độ về GDMN tại các trường CĐ, ĐH uy tín. Số tiết học là 300 tiết nhưng học viên sẽ được tiếp cận đầy đủ về tâm lý học trẻ em, kỹ năng giao tiếp với trẻ, những phương pháp GD trẻ ở độ tuổi MN. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên được cấp chứng chỉ nghiệp vụ giáo viên MN bởi các trường CĐ, ĐH uy tín và có thể trở thành giáo viên MN tại các trường’’.

Bt đi tưng chuyên la tin các trưng MN

Phòng GD-ĐT Q.12 vừa đưa ra lời cảnh báo đến các trường MN công lập và ngoài công lập trên địa bàn về việc cảnh giác trước những chiêu trò lừa đảo. Theo báo cáo của hiệu trưởng một số trường MN công lập trên địa bàn P.Hiệp Thành, có một đối tượng nam vào các trường lân la gửi xe, nói về hoàn cảnh không có tiền về quê hoặc người nhà mất mà không có tiền mua hòm chôn. Nhiều hiệu trưởng thấy vậy thì ủng hộ tiền, thường là 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng.

Đối tượng này đã bị Công An P.Hiệp Thành bắt vào ngày 6-12 khi đang thực hiện chiêu trò lừa đảo tại một trường MN công lập trên địa bàn P.Hiệp Thành.

Bên cạnh đó, Phòng GD-ĐT Q.12 còn cảnh báo các trường cảnh giác để không sập bẫy với những chiêu trò như nhân viên điện lực bán ổ khóa xuất dư, nhân viên các công ty bán sản phẩm chất lượng cao.

Đ.Hoa

Thậm chí, người này còn khẳng định, chỉ cần học viên có trình độ THCS trở lên là đủ điều kiện đăng ký học.

Tại một trung tâm đào tạo Nghiệp vụ sư phạm MN khác ở Q.10, khi điện thoại đến số hotline của trung tâm, nhân viên tư vấn cho biết: ‘‘Trung tâm đang có lớp chiêu sinh vào tháng 12 này, học viên có trình độ THCS trở lên, học phí là 3,5 triệu đồng, học trong vòng 3 tháng. Sau khi kết thúc khóa học, người học sẽ được cấp chứng chỉ sư phạm MN của một trường ĐH trong vòng 1 tháng’’.

Hiệu trưởng một trường MN công lập tại Q.Thủ Đức cho biết, giáo viên MN dù đã qua đào tạo bài bản đôi khi còn lúng túng trước nhiều tình huống sư phạm. Nếu chỉ đào tạo cấp tốc qua hai, ba tháng mà đã nghiễm nhiên đi dạy thì không thể nói là đã đủ nghiệp vụ sư phạm MN được.

Chng ch này ch có th làm bo mu

TS. Phan Thị Thu Hiền - Trưởng khoa GDMN, ĐH Sư phạm TP.HCM - khẳng định: “Với chứng chỉ sự phạm này không thể làm giáo viên MN, chỉ có thể làm bảo mẫu, cô nuôi”.

Theo TS. Hiền, hiện tại chỉ có chứng chỉ cô nuôi hoặc bảo mẫu cho cả bậc mầm non và tiểu học, không có chứng chỉ đào tạo giáo viên MN.

‘‘Dưới 300 tiết học thì được cấp chứng nhận, còn trên 300 tiết học sẽ được cấp chứng chỉ. Còn nếu cơ sở GDMN nào sử dụng chứng chỉ sư phạm MN này cho việc đứng lớp dạy thì trách nhiệm thuộc về cơ sở đó. Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các bé khi được chăm sóc tại đây. Chuẩn của giáo viên MN là 2 năm (trình độ trung cấp). Hiện chuẩn này đang dần bị xóa bỏ để nâng lên chuẩn 3 năm (trình độ CĐ). Những trường hợp bạo hành trẻ thường xảy ra tại các cơ sở MN ngoài công lập, giáo viên chưa được qua đào tạo’’, TS. Hiền khẳng định.

Q.12: Phát hin nhiu sai phm ti các nhóm tr gia đình

Sáng 7-11, đoàn kiểm tra liên ngành của Phòng GD-ĐT Q.12 (gồm 2 tổ) đã tiến hành kiểm tra đột xuất các cơ sở GDMN ngoài công lập trên địa bàn.

Tại Trường MN Quang Trung (P.Tân Thới Hiệp), đoàn kiểm tra thuộc tổ 1 đã phát hiện trường còn thiếu hồ sơ chuyên đề, chưa cập nhật hồ sơ dinh dưỡng theo Thông tư 28 của Bộ GD-ĐT. Theo đó, đoàn kiểm tra đã yêu cầu trường trang bị tủ đựng hồ sơ y tế cho học sinh, thay bồn rửa tay trong nhà vệ sinh các lớp, khắc phục sức nóng của nhà bếp. “Trường đảm bảo sĩ số học sinh giao động trong 25 em/lớp, mỗi lớp có 2 giáo viên và ít nhất một bảo mẫu. Cơ sở vật chất, không gian vui chơi cho trẻ thoáng mát, đảm bảo. Đội ngũ giáo viên, bảo mẫu có đủ bằng cấp trình độ. Tuy nhiên, trường cần bổ sung trong cách quản lý”, bà Nguyễn Thị Kim Phượng - Phó Phòng GD-ĐT Q.12, trưởng đoàn kiểm tra tổ 1 - nhắc nhở.

Bắt đầu ra quân từ ngày 5-12, theo bà Phượng, đối với các trường MN ngoài công lập thì chưa phát hiện những sai phạm nghiêm trọng, đoàn chỉ yêu cầu các chủ trường bổ sung hồ sơ chuyên môn, sắp xếp bố trí lại môi trường cho phù hợp với trẻ.

Cũng theo bà Phượng, ngoài 2 tổ kiểm tra của Phòng GD-ĐT quận còn có các tổ kiểm tra của tất cả các phường trên địa bàn. Theo đó, trong những ngày qua, các tổ kiểm tra của các phường đã phát hiện nhiều sai phạm tại các lớp MN, nhóm trẻ gia đình. Đặc biệt UBND P.Hiệp Thành đã đề nghị đình chỉ hoạt động của lớp MN Việt Đức do không đủ các tiêu chuẩn về chăm sóc trẻ; UBND P.Tân Hưng Thuận ra quyết định xử phạt hành chính đối với nhóm trẻ Thiên Tài Nhỏ do mở vượt quá số lớp so với quy định...

Được biết, đợt ra quân kiểm tra các cơ sở GDMN ngoài công lập trên địa bàn Q.12 của Phòng GD-ĐT Q.12 sẽ kéo dài đến ngày 29-12, đoàn kiểm tra của các phường sẽ kết thúc vào ngày 12-12.

“Mọi sai phạm tại các cơ sở GDMN sẽ được Phòng GD-ĐT tổng kết và báo cáo lên UBND quận. Từ đó đưa ra các biện pháp quản lý các cơ sở GDMN ngoài công lập một cách hiệu quả nhất”, bà Phượng cho biết.

Đ Yế

Hiện TP.HCM đang thiếu hơn 5.500 giáo viên MN, con số này của cả nước là hơn 30 ngàn. Việc mở ra những khóa đào tạo chứng chỉ có thể đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội, bù vào chỗ trống nguồn nhân lực đang thiếu.

Tuy nhiên, theo TS. Hiền, để hạn chế những mặt phản GD tại các cơ sở MN ngoài công lập thì cần phải có một chính sách vĩ mô, hợp lý, hỗ trợ các cơ sở, song hành với kiểm soát. Nên có sự cạnh tranh lành mạnh giữa trường công và tư. Có như vậy mới có thể có chất lượng tốt, trường tư không chạy theo lợi nhuận rồi sử dụng nguồn nhân lực chất lượng kém. Tuy nhiên, khi các cơ sở MN tuyển dụng cũng cần phải chú ý đánh giá phẩm chất của người ứng tuyển để hạn chế thấp nhất việc bạo hành.

“Cần có chế độ đãi ngộ và tạo môi trường làm việc tốt để thu hút nhân lực cho ngành GDMN. Từ đó các trường MN mới có thể tuyển chọn được nguồn nhân lực tốt”, TS. Hiền nhấn mạnh.

Yến Hoa