Thứ sáu, 1/3/2024, 15h19

Phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên ở giáo dục nghề nghiệp

S nghiên cu mô hình và t chc thí đim đào to, phát trin k năng mm cho hc sinh, sinh viên ti 30 cơ s giáo dc ngh nghip trên toàn quc. Kết qu ca vic thí đim đào to, phát trin k năng mm cho hc sinh, sinh viên s là cơ s đ đưa môn hc k năng mm thành môn hc chính thc đưc ging dy cho h thng giáo dc ngh nghip trong tương lai.


Ging viên Trưng CĐ Công ngh thông tin TP.HCM trong mt gi dy sinh viên

Đây là thông tin quan trọng, đáng chú ý trong đề án “Đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” vừa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt.

D kiến thí đim đào to k năng mm cho khong 15 ngàn lưt hc sinh, sinh viên

Theo đề án, việc đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp sẽ giúp các em có kiến thức, kỹ năng giải quyết tốt hơn những vấn đề trong quá trình làm việc, nghiên cứu, học tập. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tạo tiền đề cho việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề, từng bước đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, thị trường lao động trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, đề án còn hướng đến nâng cao năng lực cho cán bộ, nhà giáo thuộc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên; tạo thuận lợi cho các em phát triển kỹ năng mềm, tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp. Ngoài những mục tiêu trên, đề án còn đặt những mục tiêu cụ thể khác như: 100% cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên; xây dựng, biên soạn chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng mềm dành cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh, sinh viên… trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng mềm cho 10 ngàn lượt cán bộ quản lý, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực và hình thành đội ngũ nhà giáo, chuyên gia đào tạo - phát triển kỹ năng mềm. Đồng thời, phấn đấu đến hết năm 2030, 100% trường CĐ và 80% trường trung cấp tổ chức lồng ghép, đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên… Đặc biệt, nghiên cứu mô hình và tổ chức thí điểm đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên tại 30 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc. Dự kiến thí điểm đào tạo, phát triển cho khoảng 15 ngàn lượt thanh niên, học sinh, sinh viên. Hình thành mạng lưới, liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong hoạt động này.

K năng mm có th thành môn hc chính trong tương lai

Trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp mà đề án đưa ra để tập trung thực hiện có việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, sẽ thường xuyên tổ chức các tọa đàm, diễn đàn, hội thảo quốc tế để chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp; từ đó vận dụng linh hoạt, phù hợp điều kiện thực tiễn nước ta. Xây dựng cơ chế, chính sách, hợp tác để thu hút các chuyên gia quốc tế tham gia giảng dạy kỹ năng mềm cho cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo, học sinh, sinh viên. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức quốc tế hỗ trợ đầu tư cho đào tạo, phát triển kỹ năng mềm trong những cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Tăng cưng vai trò ca doanh nghip

Đề án khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng khung chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng, hình thành cơ chế phối hợp củng cố, tăng cường các hoạt động gắn kết giữa nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên…


Sinh viên Trư
ng CĐ Công ngh thông tin TP.HCM trong gi hc

Cùng với đó, sẽ số hóa chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên và bài giảng điện tử dùng chung cho cán bộ quản lý, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng thư viện điện tử và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm chuyên dụng, những ứng dụng của mạng xã hội vào hoạt động này.

Đối với việc xây dựng, biên soạn chương trình và tài liệu đào tạo, sẽ biên dịch một số tài liệu nước ngoài làm cơ sở để xây dựng, biên soạn chương trình. Việc xây dựng, biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo cũng sẽ theo nhóm ngành/nghề, lĩnh vực đào tạo. Tài liệu này sẽ được định kỳ hằng năm rà soát, cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp. Đề án còn tập trung vào giải pháp quan trọng là nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác đào tạo, phát triển kỹ năng mềm tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, khuyến khích, huy động, lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, chuyên gia, cán bộ khoa học kỹ thuật nhiều kinh nghiệm của doanh nghiệp về ngành/nghề, lĩnh vực đào tạo tham gia giảng dạy cho học sinh, sinh viên. Thường xuyên tổ chức cho cán bộ quản lý, nhà giáo tham quan, học tập thực tế tại doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng thực tiễn…

Ngoài ra, giải pháp nghiên cứu mô hình, thí điểm đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cũng sẽ tập trung vào việc khảo sát, xây dựng, đa dạng hóa các hình thức đào tạo; kết hợp lồng ghép đào tạo kỹ năng mềm vào những hoạt động chính khóa, ngoại khóa, hoạt động tham quan thực tế tại doanh nghiệp. Đáng chú ý, theo đề án, kết quả của việc thí điểm đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên sẽ là cơ sở để đưa môn học kỹ năng mềm thành môn học chính thức được giảng dạy cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp trong tương lai.

Thc Trân