Thứ bảy, 21/4/2018, 20h45

Siết chặt quỹ khám BHYT: Bệnh nhân nghèo giảm cơ hội điều trị...

Quý 1/2018, st khám và điu tr ti các cơ s y tế thuc S Y tế TP.HCM qun lý là 8.808.066 lưt, cùng k năm 2017 là 8.163.356 lưt; st điu tr ni trú tăng t 418.200 lưt (quý 1-2017) lên 426.217 lưt (quý 1-2018); t l khám cha bnh (KCB) BHYT ni trú là 71,7%, tăng 7,1% so vi cùng k. Trong khi đó qu d toán chi BHYT li gim mnh nên đã tăng áp lc đi vi các cơ s y tế, cũng như thit thòi cho ngưi bnh, nht là bnh nhân nghèo.

Ch Đng Hng Cm (m bnh nhi Lê Đng Ngc Dip) lo lng không th tiếp tc điu tr cho con vì thuc ngoài danh mc BHYT quá đt. Ảnh: T.Thương

Nguy cơ vưt d toán chi

Theo bà Lưu Thị Thanh Huyền - Phó Giám đốc BHXH TP.HCM, năm 2017, BHXH TP ký hợp đồng KCB BHYT với 70 BV công lập, 73 BV tư nhân, 15 trạm y tế (TYT) cơ quan, 145 TYT phường, xã. Theo đó, với 6.592.712 thẻ BHYT, TP được giao dự toán chi Quỹ BHYT là 14.263 tỷ đồng. Tuy nhiên trên thực tế đã vượt dự toán lên 16.372 tỷ đồng.

Nói về nguyên nhân vượt toán, bà Huyền cho biết, do tỷ lệ chỉ định bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú tại các BV còn cao, đặc biệt là ở Khoa Mắt và Khoa Y học cổ truyền. Bên cạnh đó, việc lựa chọn thuốc chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng sử dụng thuốc giá cao. Ngoài ra, các BV vẫn chưa quản lý chặt chẽ các trường hợp khám nhiều lần và nhiều nơi… Năm 2018, TP chỉ được giao dự toán chi 9.477,8 tỷ (giảm 4.786 tỷ đồng so với năm 2017) nên nguy cơ vượt dự toán chi, vượt trần là rất cao. Vì vậy, các BV cần siết chặt hơn nữa việc quản lý sử dụng quỹ BHYT như: chỉ định thuốc, chỉ định điều trị nội trú, hạn chế sử dụng kỹ thuật không hợp lý...

Phản hồi về các quy định thanh toán BHYT, BS Đinh Thanh Hưng - Giám đốc BV Q.Tân Phú - cho rằng, các quy định thanh toán BHYT hiện nay chưa phù hợp với thực tế. Chẳng hạn với những phẫu thuật mô phần mềm trên 15cm hay khối u vùng ngực phức tạp chỉ được thanh toán 120.000 đồng, trong khi thực tế chi phí cao hơn nhiều.

Đồng tình, BS Võ Đức Chiến - Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương - tâm tư, mặc dù BV thực hiện chụp CT Scanner 60 lát cắt cho bệnh nhân nhưng chỉ được thanh toán 32 lát cắt; chạy thận nhân tạo cấp cứu lại có giá thấp hơn chạy thận không cấp cứu. Ngoài ra, bệnh nhân nằm hồi sức cấp cứu thì buộc phải thở máy nhưng phải tính theo giờ, đủ 4 giờ mới được thanh toán… Nếu quy định không được sửa đổi phù hợp với thực tế mà còn siết chặt hơn nữa thì BV và ngay cả bệnh nhân sẽ gặp khó.

TS.BS.CKII Diệp Bảo Tuấn - Phó Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM - cho hay, Thông tư 35 của Bộ Y tế (TT35/2016/TT-BYT) quy định, quỹ BHYT chỉ chi trả 1 năm cho 1 lần kỹ thuật PET-CT (kỹ thuật chụp phát hiện ung thư có giá dao động từ 22 đến 25 triệu/lần chụp), nếu các BS muốn làm thêm thì bệnh nhân phải tự chi trả phần chi phí này. Đối với bệnh nhân nghèo, khoản phí này là không hề nhỏ. Từ lúc thay đổi giá viện phí thì quỹ BHYT chịu áp lực rất lớn. Tuy nhiên, BV Ung bướu là BV đặc thù điều trị bệnh nhân mắc bệnh nan y, khả năng tái phát cao do đó cần những loại thuốc tốt và phối hợp nhiều loại thuốc trong điều trị. Nếu siết chặt quỹ KCB BHYT thì cần có sự điều chỉnh phù hợp để tránh làm mất đi cơ hội được điều trị của người bệnh nghèo.

Bnh nhân nghèo nhiu thit thòi

Trước thông tin quỹ khám BHYT tại các BV sẽ được siết chặt, một trưởng khoa tại BV Ung bướu TP.HCM tâm tư, thực tế, hầu hết các loại thuốc đặc trị tại BV đều có giá rất đắt đỏ và ngoài danh mục BHYT chi trả. 76% bệnh nhân tại BV là từ các tỉnh, thành ở miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây; hầu hết có hoàn cảnh khó khăn. Không thể trang trải được khoản phí “khổng lồ” này, phần lớn người bệnh phải chấp nhận điều trị bằng những thuốc kém chất lượng hơn vì được BHYT chi trả thay vì thuốc tốt.

Chị Nguyễn Thị Kim Buốt (SN 1982, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) hiện có con trai là Trịnh Nguyễn Thành Phát (SN 2012) nhiều tháng nay điều trị nội trú tại Khoa Nội Nhi, BV Ung bướu TP.HCM. Chị Buốt than thở, từ biểu hiện của viêm tuyến nước bọt, chị mang con đến khắp các BV nhưng bệnh tình không cải thiện. Tháng 2-2017, khi biến chứng thành ung thư xương gò má, Phát được chuyển đến BV Ung bướu TP.HCM. Bán nhà để nỗ lực cứu con, nhưng chị Buốt sắp không thể cầm cự được vì chi phí thuốc đặc trị ngoài danh mục BHYT ngày càng lớn.

Chị cho biết, hiện nay 3 tuần Phát phải vào thuốc 1 lần, mỗi lần như thế chị phải chi trả đến 12 triệu đồng. Khoản tiền bán nhà đã hết, chị phải vay mượn để “còn nước còn tát cho con”.

Cũng như chị Buốt, chị Nguyễn Thị Bùi Hương (34 tuổi, ngụ P.11, TP.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) giành giật sự sống cho con sau 4 ca mổ u não. Tuy nhiên đến nay, bé Nguyễn Văn Hoàng Đức (4 tuổi, con chị Hương) đã liệt toàn thân, sự sống được cầm cự bằng thuốc đặc trị.

Chị Hương ngấn nước mắt cho hay: “So với lúc trước thì hiện nay mỗi toa thuốc của bé Đức lên đến 57 triệu đồng vì nhiều loại thuốc BHYT đã không còn chi trả. Cháu mới vào thuốc toa thứ 3, nhưng BS chỉ định bệnh của cháu phải đến 12 toa thuốc như thế. Ở nhà mẹ chồng tôi vừa mổ tim, nợ nần chất đống, gia đình cùng quẫn không biết nay mai lấy tiền đâu vào thuốc cho cháu…”.

Nói tiếp về những khoản chi trả thuốc ngoài danh mục BHYT, chị Đặng Hồng Cẩm (39 tuổi, mẹ bệnh nhi Lê Đặng Ngọc Diệp (7 tuổi) đang điều trị tại Khoa Nội Nhi, BV Ung bướu TP) thở dài, BS chỉ định bệnh nan y của Diệp phải đặc trị bằng thuốc L-ASPASE (xuất xứ ở Đức, giá 4 triệu đồng) mới mang lại hiệu quả điều trị cao. Hiện bệnh nhi đang được vào chai thứ 6 nhưng nhà nghèo, chị Cẩm phải lựa chọn mua thuốc L-ASPASE xuất xứ ở Nhật Bản được bán ở nhà thuốc tư nhân với giá chỉ 1,3 triệu đồng, dù biết hiệu quả điều trị sẽ bị giảm nhưng đó là cách duy nhất con chị được duy trì tính mạng, thay vì về nhà chờ “thần chết”...

Thương Thương