Thứ ba, 12/12/2017, 20h46

Tiếp tục “nóng” vấn đề tăng lương GV

Mt giáo viên (GV) là viên chc ging dy bc mm non và tiu hc có ti 10 thang bc lương. Sau 24 năm, GV mm non mi đt hết các bc lương đó và ch đưc tăng 2.680 đng. Lương GV hin nay đang đưc xếp bc rt thp, vic xem xét tăng lương là hết sc cn thiết.

Đi biu phát biu ti hi tho. Ảnh: M.Tâm

Bà Mai Hồng Quỳ - Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM - nhấn mạnh điều này tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Bộ GD-ĐT tổ chức tại TP.HCM sáng 12-12. Dù sửa đổi, bổ sung nhiều điều, nhưng “nóng” nhất trong ý kiến đóng góp của các trường phổ thông, sở GD-ĐT vẫn tập trung nhiều vào vấn đề tăng lương GV.

Chiều cùng ngày, Hội thảo góp ý dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH cũng được Bộ GD-ĐT đồng thời tổ chức.

Tăng lương có ưu tiên, l trình…

Ông Phan Sĩ Quan - Sở GD-ĐT Đắk Nông - bày tỏ vui mừng trước đề xuất lương GV cao nhất trong hệ thống thang bậc lương. Vì khi đó GV sẽ dạy tốt hơn, hạn chế các tiêu cực, vị thế của người thầy cũng được nâng lên. Theo ông Quan, hiện lương GV chưa đáp ứng được tối thiểu đời sống, trong khi vật giá tăng rất nhiều. Kể cả một GV dạy lâu năm mức lương cũng quá thấp.

Bà Nguyễn Thị Hương - Hiệu trưởng Trường Mầm non Vàng Anh Q.5, TP.HCM - cho hay, lương thấp dẫn đến khó khăn trong việc tuyển dụng GV mầm non. Hiện TP.HCM đã thực hiện nghị quyết 01 và 04 của HĐND TP cho GV mới ra trường được hưởng rất nhiều chế độ nhưng chỉ những trường lớn, trường điểm của quận mới dễ tuyển GV, các đơn vị khác đều gặp khó.

Bên cạnh đó, bà Hương đề nghị luật cần lưu ý để các thầy cô ở phòng, sở GD-ĐT cũng được hưởng chế độ phù hợp. Với chế độ hiện nay, có người được đề bạt lên phòng GD-ĐT cũng không mặn mà làm vì thời gian, trách nhiệm công việc lớn nhưng lại mất đi một nửa lương so với cơ sở.

Đồng quan điểm, ông Đoàn Thanh Nhân - Sở GD-ĐT Kon Tum - đề nghị, chính sách lương cần mở rộng cho đối tượng làm ở phòng, sở GD-ĐT. Để thu hút người tài vào nghề giáo, ngoài vấn đề tiền lương cần bố trí việc làm cho người học sau khi ra trường.

“Nhưng tăng như thế nào và nguồn kinh phí ở đâu ra, việc này chúng tôi đang làm nghiên cứu, thống kê. Sơ bộ ban đầu, có 2 phương án cần được xem xét cụ thể. Thứ nhất, khi một GV được nhận vào viên chức, thay vì xếp bậc thứ nhất trong thang bảng lương thì xem xét xếp ở bậc 2, cao hơn. Thứ 2, cần xem xét tiêu chuẩn, điều kiện để thay đổi ngạch lương của họ. Hiện nay, các viên chức khác, ngành nghề khác được chuyển ngạch, nhưng GV lại không làm được như vậy vì bằng cấp và điều kiện để chuyển ngạch rất khó khăn”, đại diện nhóm nghiên cứu của Trường ĐH Luật TP.HCM, bà Mai Hồng Quỳ nhấn mạnh.

TS. Thái Thị Tuyết Dung - Trưởng bộ môn Luật hành chính Trường ĐH Luật TP.HCM - chia sẻ thêm, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một số giải pháp liên quan đến tăng lương. Thứ nhất, sắp tới, nhiều trường ĐH công lập sẽ chuyển sang tự chủ, trong đó có tự chủ tài chính. Khoản ngân sách dôi ra sẽ chuyển về khối phổ thông, tiểu học... Thứ hai, sắp tới, về nguyên tắc sẽ giảm GV trong các cơ sở GD-ĐT, do cuộc cách mạng công nghệ thông tin hiện nay đã đẩy các quan hệ xã hội và những phương thức tổ chức thực hiện đã nhanh hơn, tiết kiệm nhân sự. Thứ 3, Bộ GD-ĐT sẽ đảm nhiệm việc cấu trúc lại ngân sách.

Tuy nhiên, theo bà Dung, việc tăng lương là có lộ trình, có ưu tiên tăng cho các nhóm GV nào trước, nhóm nào sau chứ không phải tăng đồng loạt.

Mnh dn nâng chun GV tiu hc

Việc nâng chuẩn GV tiểu học cũng được các đại biểu đề cập mạnh. Tuy nhiên, ông Phan Sĩ Quan cho rằng, các trường ĐH đang đào tạo rất nhiều lực lượng sư phạm tiểu học rồi, người học ít học CĐ hay TC nữa. Luật nên mạnh dạn nâng chuẩn GV tiểu học lên hẳn trình độ ĐH, vì luật ra sẽ áp dụng cho cả nhiều năm sau này. Thực tế, những GV tiểu học không đạt trình độ ĐH đã cố gắng học tại chức lên cao.

Không đồng quan điểm này, ông Bùi Văn Hòa - Hiệu trưởng một trường THCS ở Đồng Nai - đề xuất, chỉ cần nâng chuẩn GV tiểu học lên trình độ CĐ là phù hợp vì việc nâng chuẩn phải căn cứ theo mặt bằng chung cả nước chứ không chỉ phù hợp vùng miền.

Một đại biểu khác đến từ huyện Xuân Lộc, Đồng Nai đặt vấn đề, khi nâng chuẩn lên trình độ CĐ, số giáo viên chỉ còn dạy từ 3-5 năm nữa sẽ như thế nào?

Ông Phan Sĩ Quan - S GD-ĐT Đk Nông - cho rng nên đưa vào thêm ni dung đnh hưng đào to ngh vào d lut sa đi, b sung ln này. Vì HS hin nay hoàn thành chương trình THPT thưng hưng ti hc ĐH nhưng ra trưng v mt s đa phương li không có vic làm dn đến tha thy thiếu th. Trong khi vi bng cp đó, các em không phù hp đ ng tuyn vào nhng cơ s, nhng ngh xã hi đang cn.

Ông Tạ Ngọc Trí - Phó Vụ trưởng Vụ GD Tiểu học Bộ GD-ĐT - cho rằng, ý kiến nâng chuẩn GV tiểu học lên hẳn trình độ ĐH sư phạm là tốt nhưng với thực tiễn cả nước hiện nay chưa thể đề xuất được. Hiện cả nước chỉ có 42% GV tiểu học có trình độ từ ĐH trở lên, còn rất nhiều GV trình độ CĐ trở xuống.

Về vấn đề khi nâng chuẩn GV tiểu học từ trình độ TC sư phạm lên CĐ, ông Trí thông tin thêm, Bộ GD-ĐT đã nghiên cứu những giải pháp đồng bộ. Cụ thể, bộ sẽ căn cứ chuẩn nghề nghiệp GV sắp công bố tới đây để xây dựng chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV mà số năm công tác không còn nhiều nữa (chỉ còn 1-5 năm công tác chẳng hạn) để các thầy cô nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Còn những GV có thời hạn công tác lâu hơn, từ 5 năm trở lên, có thể bộ cùng các địa phương, các trường đào tạo sư phạm căn cứ chuẩn nghề nghiệp xây dựng lộ trình, các khóa đào tạo, bồi dưỡng… để đảm bảo các thầy cô đạt yêu cầu.

“Ngoài ra, bộ cũng nghiên cứu những giải pháp khác liên quan việc này để giải quyết được bài toán tất cả GV đều có đủ năng lực đảm nhiệm chương trình mới sau khi luật này được thông qua”, ông Trí cho biết.

Mê Tâm