Thứ ba, 17/10/2017, 23h15

TP.HCM: Hỗ trợ báo chí hoàn thành tốt công tác tuyên truyền

Sáng 17 - 10, Thường trực Thành ủy TP.HCM đã có buổi gặp gỡ lãnh đạo một số cơ quan báo chí với chủ đề “Phát huy vai trò của báo chí cho sự phát triển của TP.HCM”. Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang; Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Thân Thị Thư chủ trì buổi gặp gỡ.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với đại diện các cơ quan báo chí. Ảnh: Q.Huy

Tại đây, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết, hiện có 4 kênh thông tin tiếp thu và phản ánh ý kiến của người dân đến lãnh đạo thành phố gồm: HĐND, MTTQ, báo chí và ý kiến trực tiếp của người dân.

“Hàng ngày tôi đọc nhiều thông tin trên báo nhưng bản thân không kiểm chứng hết được. Có cách nào đó giúp chúng tôi sớm khẳng định thông tin đó là đúng sự thật, làm căn cứ xử lý?”, đồng chí nói và đề nghị Hội Nhà báo TP là cơ quan kiểm chứng các thông tin trên báo.

Bí thư Thành y Nguyn Thin Nhân: “Báo chí có vai trò quan trng giúp ngưi dân hiu đưc đưng li, ch trương ca Đng, chính sách và pháp lut ca Nhà nưc; giúp ngưi dân thy đưc xu thế phát trin ca TP, ca đt nưc cũng như nhng vn đ còn khó khăn; thy đưc hot đng ca chính quyn, lãnh đo các cp, góp phn cng c nim tin ca ngưi dân vào s phát trin ca TP, đt nưc. Báo chí còn là kênh quan trng phn ánh ý kiến ca ngưi dân v tình hình ca đa phương, v công tác lãnh đo ca cy, chính quyn; đng thi chuyn ti nhng ý kiến đóng góp, nhng kiến ngh, gii pháp ca ngưi dân ti lãnh đo TP và đa phương…”.

Ông Dương Thanh Tùng - Tổng giám đốc Đài truyền hình TP (HTV) - cho hay, hiện môi trường truyền thông đã khác, các sở - ngành cần đồng hành với báo chí, chủ động thông tin cho báo chí. Các vấn đề như giao thông, ngập nước nên chủ động trao đổi thông tin, định hướng cho báo chí.  “Thời gian tới, báo hình, báo nói, báo in sẽ gặp khó khăn, do đó các cơ quan báo chí rất cần có cơ quan tham mưu dự báo, đặc biệt là cần nguồn thu”, ông Tùng nói.

Ông Nguyễn Quang Thông - TBT Báo Thanh Niên - kiến nghị, TP cần có một trung tâm báo chí hoạt động thường xuyên, bao gồm những thông tin hoạt động của TP, tập hợp các cơ sở dữ liệu của TP. Mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước phụ thuộc vào người phát ngôn nên đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ này để có các kỹ năng và cách tiếp cận với báo chí. Cần thiết đầu tư các hệ thống web UBND TP, các sở ngành... để có sự tương tác được tốt hơn.

Chia sẻ ý kiến tại buổi gặp gỡ, TBT Báo Phụ Nữ TP Lê Huyền Ái Mỹ mong muốn, có một sự công bằng trong việc cung cấp thông tin, tăng tính đối thoại. “Như đồng chí Bí thư thành ủy nói - báo chí là 1 trong 4 kênh để phòng chống tham nhũng. Do đó không tăng tính đối thoại của báo chí thì sẽ có những mặt hệ lụy đối với xã hội. Thời  gian qua, thông tin cho báo chí ở các sở ngành thông qua cơ chế người phát ngôn. Tuy nhiên, tưởng sẽ chuyên nghiệp nhưng lại làm khó cho cơ quan báo chí hơn. Khi đồng chí phát ngôn đi vắng thì  thông tin bị tắc nghẽn.  Khi có sự vụ nóng, cần đối thoại, cần gặp những người đứng đầu có vấn đề chuyên sâu thì khó gặp vô cùng...”, bà Mỹ nói.

Sau khi nghe ý kiến, kiến nghị của các cơ quan báo chí, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân đặt câu hỏi: “Theo lãnh đạo các cơ quan báo chí, TP.HCM có nên thành lập Trung tâm Báo chí hay không? Nếu có thì vận hành ra sao, cơ chế thế nào?”

Trưng Ban Tuyên giáo Thành y Thân Th Thư: “Thi gian qua, các cơ quan báo chí đã to đưc s đng thun trong vic tuyên truyn. Báo chí cũng kp thi nm bt, phn ánh đi sng sinh hot ca ngưi dân; đưa ngh quyết đng b TP đi vào cuc sng; m nhiu chuyên trang, din đàn nghe hiến kế ca ngưi dân, nhà khoa hc đ phát trin TP, tp trung vào 7 chương trình đt phá; phát hin, đu tranh vi các biu hin tiêu cc, tham nhũng; làm tt chương trình T thin xã hi... Đây là nhng kết qu không đo đếm đưc nhưng có ý nghĩa to ln trong s nghip xây dng, chnh đn Đng, khôi phc nim tin ca ngưi dân vào Đng, Nhà nưc”.

Câu hỏi này của Bí thư nhận được sự đồng tình cao của các đại biểu, bởi khi có Trung tâm báo chí, thông tin sẽ minh bạch, công khai và quan trọng là tạo được thuận lợi cho các cơ quan báo chí tuyên truyền, dẫn giải và định hướng dư luận, nhất là những thông tin tiêu cực…

Về mặt chính quyền, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Thu cho rằng, trong thời gian qua, các cơ quan báo chí cải tiến nhiều cách tuyên truyền để đưa chủ trương, chính sách, nghị quyết đến người dân. Đồng thời khẳng định, UBND TP luôn quan tâm, tạo điều kiện cho báo chí tác nghiệp. Chẳng hạn như việc tổ chức họp báo định kỳ hằng tháng bắt đầu từ  tháng 1-2016; thành lập phòng báo chí có hệ thống wifi, trực tiếp các phiên họp của UBND TP để phóng viên tác nghiệp. UBND TP cam kết làm hết sức để hỗ trợ báo chí hoàn thành tốt công tác tuyên truyền trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận buổi gặp gỡ, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định: “TP phát triển như ngày hôm nay có vai trò rất lớn của báo chí. Mong rằng các cơ quan báo chí của TP và Trung ương có văn phòng đặt tại TP tiếp tục đồng hành cùng Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân TP trong việc xây dựng, phát triển TP.HCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Lê Quang Huy