Thứ bảy, 21/4/2018, 20h37

TP.HCM: Rộng cửa chào đón doanh nghiệp FDI

“TP.HCM mong nhà đu tư đến vi TP bng khi óc và trái tim đ cùng thc hin mc tiêu phát trin nhanh, bn vng”, Bí thư Thành y TP.HCM Nguyn Thin Nhân nhn mnh ti Hi ngh Gp g gia lãnh đo TP và doanh nghip (DN) có vn đu tư nưc ngoài (FDI) năm 2018 vi ch đ “Đt phá cơ chế, cùng DN phát trin TP.HCM nhanh và bn vng” ngày 21-4.

Ch tch UBND TP.HCM Nguyn Thành Phong cam kết to mi điu kin cho DN FDI khi nghip ti TP.HCM. Ảnh: H.C

Tại đây, ông John Rockhold - Giám đốc điều hành Hiệp hội DN Hoa Kỳ (Amcham) và ông Michele D’Erocole - Chủ tịch Phòng Thương mại Ý (Icham) - đánh giá cao dự án xây dựng TP thông minh của TP.HCM, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng TP thông minh.

Hàn Quốc hiện có 6.610 dự án với tổng vốn 58,1 tỷ USD tại Việt Nam; trong đó tại TP.HCM có 1.200 dự án. Kim ngạch thương mại hai nước dự kiến đạt 100 tỷ USD vào năm 2020. Theo ông Kim Heung Soo - Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc (Kocham), điều này cho thấy tình hình giao thương giữa Việt Nam và Hàn Quốc rất tích cực. Thành quả trên nhờ vào Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng đã cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong thời gian vừa qua rất tốt và tác động của hiệu lực hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc. Việt Nam và TP.HCM cần làm rõ lợi ích BHXH đối với người lao động nước ngoài; phát triển ngành logistic, giảm chi phí logistic để DN có thể cạnh tranh và phát triển; các lĩnh vực thuế, hải quan cần ứng dụng CNTT vào hoạt động, số hóa trong tất cả vùng, miền của Việt Nam…

Ông Nicolas Audier - Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu (Eurocham) - cho biết, sẽ hiến kế nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh và uy tín của Việt Nam trong mắt bạn bè châu Âu và thế giới. Hiệp hội sẽ có các hoạt động thúc đẩy hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) ký kết trong năm 2018. Các DN châu Âu mong TP hoạch định chính sách cởi mở, minh bạch và hướng đến phát triển bền vững; các nhân sự cấp cao cần nâng cao năng lực, đặc biệt là trong bối cảnh TP.HCM có cơ chế đặc thù theo Nghị quyết số 54 và đang cần những người tài để có thể đóng góp phát triển đột phá.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân thừa nhận, dù có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế TP.HCM nhưng cho đến nay tỷ lệ chuyển giao công nghệ giữa DN FDI và DN trong nước còn chưa cao, DN nước ngoài vào TP còn tập trung nhiều vào lĩnh vực bất động sản. Chính quyền TP kỳ vọng thời gian tới DN FDI đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến, đóng góp vào sự phát triển kinh tế TP.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong khẳng định: Trên tinh thần cải thiện môi trường đầu tư, chính quyền TP xác định một số định hướng lớn giải quyết khó khăn cho DN. Trong đó, chính quyền TP sẽ bảo đảm sự ổn định nhất quán các cơ chế chính sách đã đề ra trong năm 2018 và các năm tiếp theo. Phấn đấu tỉ lệ DN kê khai nộp thuế điện tử đạt 98%, tỉ lệ DN nộp thuế điện tử đạt 90%. Về hải quan, TP sẽ giảm 50% thời gian tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan; giảm 50% thời gian tiếp nhận kiểm tra thực tế hàng hóa. TP cam kết rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục liên quan đến đăng ký quyền sở hữu nhà và tài sản gắn với đất từ 57 ngày xuống còn 14 ngày đối với các tổ chức và DN. Ngoài ra, TP còn có tổ công tác liên ngành để hỗ trợ và xử lý toàn bộ thủ tục cho DN…

“TP.HCM trân trọng và chào đón các DN nước ngoài khởi nghiệp tại TP nhưng không hoan nghênh những hoạt động làm ăn không chân chính, không quan tâm đến trách nhiệm môi trường. TP mong muốn các DN FDI có sự kiên trì hợp tác đầu tư, đặt niềm tin vào các cải cách của TP. Các DN FDI đẩy mạnh đầu tư đối với 7 chương trình đột phá của TP; đầu tư vào các dự án xây dựng TP trở thành đô thị thông minh; các dự án xây dựng khu đô thị sáng tạo và 127 dự án trọng điểm của TP…”, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói.

Huy Cn