Thứ ba, 15/8/2017, 21h25

TP.HCM Tăng hơn 59.000 học sinh: Vẫn đảm bảo đủ chỗ học

Ngày 15-8, y Ban MTTQVN TP.HCM và S GD-ĐT TP đã t chc Hi ngh chuyên đ v công tác chun b năm hc mi 2017-2018. Qua báo cáo cũng như ý kiến ca các đi biu cho thy, năm hc này dù HS tăng mnh nhưng ngành GD-ĐT TP đã chun b chu đáo v trưng lp đ tt c các em đu có ch hc...

HS TP.HCM tựu trường năm học mới 2017-2018 ngày 14-8. Ảnh: N.P

Tăng HS và thêm phòng hc

Theo báo cáo của Sở GD-ĐT, năm học 2017-2018, dự kiến TP tăng 59.082 HS; trong đó: Mầm non (MN) tăng 19.830 HS, Tiểu học (TH) tăng 20.199 HS, THCS tăng 12.741 HS, THPT tăng 6.312 HS. Cũng như mọi năm, số HS tăng nhiều ở cấp MN và TH, tập trung tại các quận, huyện như Q.12, Gò Vấp, Bình Tân, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi. Do đây là khu vực đang trong giai đoạn đô thị hóa nhanh, dân số tăng cơ học cao.

Để đáp ứng chỗ học cho số HS tăng thêm cũng như giảm sĩ số và tăng tỷ lệ HS học 2 buổi ngày, đặc biệt là xóa dần các trường có cơ sở vật chất xập xệ, không đạt yêu cầu, dự kiến số phòng học mới đưa vào sử dụng trong ngày khai giảng năm học (5-9-2017) là 1.479 phòng (trong đó số phòng học tăng thêm là 978 phòng). Cụ thể: MN: 370 phòng (tăng thêm 287 phòng), TH: 344 phòng (tăng thêm 198 phòng), THCS: 422 phòng (tăng thêm 262 phòng), THPT 314 phòng (tăng thêm 213 phòng). Các hệ khác 29 phòng (tăng thêm 18 phòng).

V hưng dn các ni dung thu đu năm hc, theo ông Lê Hoài Nam, S GD-ĐT đã ly ý kiến ca các Phòng GD-ĐT, các cm chuyên môn khi THPT và GDTX v mc hc phí và các khon thu khác cho năm hc 2017-2018. Hin nay đã hoàn tt d tho đ trình Thưng trc UBND TP xem xét quyết đnh.

Và đương nhiên các quận, huyện có số HS tăng rất được lãnh đạo TP quan tâm đầu tư xây dựng trường lớp. Đơn cử như Q.12 đưa vào sử dụng 82 phòng (MN: 44, TH: 9, THCS: 29); Q.Bình Tân - 89 phòng (MN: 20, TH: 44, THCS: 5); Q.Thủ Đức - 30 phòng/TH; huyện Bình Chánh - 137 phòng (MN: 47, TH: 35, THPT: 55), huyện Hóc Môn - 45 phòng/MN... Và nhiều nhất là huyện Củ Chi với 202 phòng (MN: 87, TH: 90, THCS: 25).

Bên cạnh đó ngân sách đã cấp 438.422 triệu đồng để các quận, huyện sửa chữa, mua sắm trang thiết bị trong hè. Trong đó kinh phí thực hiện mua sắm là 163.224 triệu đồng và sửa chữa nhỏ là 275.198 triệu đồng cho cả 3 cấp học MN, TH và THCS. Đối với khối THPT và TTGDTX, tổng kinh phí sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị là 85.951 triệu đồng.

Tại Hội nghị, ông Lê Hoài Nam - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP - cho biết: Thực hiện Nghị quyết 01 của HĐND TP về hỗ trợ GDMN (Nghị quyết của HĐND TP khóa VIII, kỳ họp thứ 13 - ký ngày 14-6-2014 - PV), tính đến tháng 5-2017 có 85 dự án đầu tư xây dựng trường MN công lập được duyệt với 1.153 phòng học. Về tiến độ, hiện có 78/85 dự án đã khởi công (đạt 91,76%)...

Tuy nhiên, tại hội nghị nhiều ý kiến cho rằng với số phòng học được đưa vào sử dụng như hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng tốt nhu cầu học tập của HS. Bà Trần Thị Yến Ngọc - Phó Chủ tịch UBMTTQVN huyện Hóc Môn - cho biết: “Tại một số xã (Bà Điểm, Xuân Thới Thượng, Đông Thạnh...) số trẻ ra lớp 1 và vào lớp 6 vượt cao hơn chỉ tiêu nhận của các trường trên địa bàn nên huyện đã phải sắp xếp HS diện lưu trú đi học tại các xã lân cận”.

Buc các doanh nghip phi xây trưng

TP.HCM hiện có 16 KCN và KCX, tập trung nhiều tại các quận, huyện như Q.7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Tân, Tân Bình, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè... Theo đó tại các quận, huyện này có rất đông công nhân, chủ yếu là dân nhập cư. Kéo theo đó là số trẻ trong độ tuổi đến trường, nhất là MN và TH tăng chóng mặt.

Đồng thời cũng tại những quận, huyện này, các khu dân cư mọc lên như nấm sau cơn mưa. Và điều đáng nói là cư dân sống trong các khu dân cư này chủ yếu đang trong độ tuổi sinh đẻ và có con nhỏ. Chính vì vậy mà những quận, huyện này dù mỗi năm có đưa vào sử dụng vài chục, thậm chí vài trăm phòng học cũng... thiếu. Sĩ số HS/lớp, số lớp/trường lúc nào cũng vượt chuẩn tới 1,5 đến 2 lần.

Ông Nguyễn Hữu Danh - Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức TP.HCM - cho rằng: Các KCX-KCN, khu dân cư, thậm chí cả các xí nghiệp có đông công nhân phải lo xây dựng trường để phục vụ cho HS là con của công nhân, con của cư dân. Tùy vào số lượng công nhân, cư dân mà xây dựng bao nhiêu trường, bao nhiêu cấp... “Sở GD-ĐT cần kiến nghị UBND TP để buộc các doanh nghiệp phải xây dựng trường, chứ như hiện nay là họ không chịu xây, còn để mình ngành GD lo thì không xuể”, ông Danh nói.

Năm hc 2017 - 2018, ngành GD-ĐT TP tuyn 4.924 giáo viên (GV) và nhân viên nhm thay thế GV ngh hưu, ngh vic và phc v cho các trưng mi thành lp đi vào hot đng. C th, khi trưng THPT và TTGDTX tuyn 376 GV, 44 nhân viên; MN - 1.203 GV (khi nhà tr 359 GV, khi mu giáo 844 GV); TH - 1.459 GV (682 GV dy nhiu môn, 777 GV b môn); THCS - 1.634 GV; khi các trưng Trung cp và CĐ trc thuc: 166 ging viên và 42 nhân viên. Hin bc THPT và TTGDTX đã tuyn đưc trên 300 GV, còn các qun, huyn đã tuyn xong đt 1; đi vi nhng qun, huyn còn thiếu s tiếp tc tuyn đt 2 nhm đm đm bo đ GV...

Về vấn đề này, theo ông Lê Hoài Nam, hiện có 17 trường MN tại các KCN-KCX đã đưa vào hoạt động. Lãnh đạo TP cũng rất quyết liệt trong việc yêu cầu các KCN-KCX thực hiện xây trường MN cho con công nhân...

Cũng tại những quận, huyện có đông dân nhập cư và công nhân, các cơ sở GDMN ngoài công lập tăng nhanh. Tuy nhiên điều đáng nói là có không ít cơ sở hoạt động không phép. Cụ thể như tại Q.7, theo bà Phạm Thị Hạnh Tư - Phó Chủ tịch UBMTTQVN Q.7 - thì: “Trên địa bàn quận hiện có 34 hộ giữ trẻ và 8 cơ sở MN hoạt động không phép với 186 trẻ, trong đó có cả cơ sở có yếu tố nước ngoài (trên địa bàn P.Tân Phong). Nguyên nhân là do người giữ trẻ không có kiến thức nuôi dạy trẻ, trình độ văn hóa thấp, cơ sở vật chất không đảm bảo an toàn cho trẻ; trẻ tại các cơ sở này không được hoạt động, vui chơi, chủ yếu là ăn, ngủ và chơi tự do, chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Qua giám sát, chúng tôi kiến nghị, với những cơ sở này thì không nên duy trì và phải tạo điều kiện cho trẻ đang học tại đây đến các trường công lập trên địa bàn. Còn đối với các cơ sở có yếu tố nước ngoài (Dream quy mô 7 lớp/70 HS, Montessory - 4 lớp/40 HS, Sill - 5 lớp/50 HS, Cánh Diều, Hokman) phải tiếp tục cải tạo cơ sở vật chất và hoàn thiện hồ sơ pháp lý gửi cơ quan có chức năng để được cấp phép...”.

Hòa Triu