Thứ năm, 14/6/2018, 20h31

Trẻ bị tai nạn thương tích tăng vọt

Mc dù hc sinh mi ngh hè đưc khong 3 tun nhưng s tr b tai nn phi nhp vin điu tr tăng mnh so vi nhng tháng trưc. Hin ti các bnh vin (BV) Nhi đng 2, Nhi đng TP.HCM đang tích cc điu tr cho hàng chc bnh nhi b chn thương do các tai nn sinh hot, tai nn giao thông. Trong đó có mt s trưng hp nhp vin trong tình trng nguy kch đến tính mng.

Bnh nhi N.T.P. đang đưc điu tr ti Khoa Cp cu BV Nhi đng 2. Ảnh: T.Thương

Nhiu tr b tai nn nguy kch

Ngày 14-6, Khoa Cấp cứu, BV Nhi đồng 2 cấp cứu cho gần 10 bệnh nhi, trong đó có một số bệnh nhi đang nguy kịch vì tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt do sự bất cẩn của người lớn.

BS.CKII Nguyễn Văn Lộc - Trưởng khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 2 - cho biết, ngày 8-6, đội ngũ y bác sĩ tại khoa tiếp nhận trường hợp bệnh nhi N.T.P. (Bình Dương) trong tình trạng nguy kịch vì bị điện giật. Trước đó, vào 7 giờ tối 7-6, bé P. đang chơi ở vũng nước trước sân nhà thì bị điện rò rỉ từ trụ điện gần đó giật khiến bé ngã xuống, hôn mê tại chỗ. Thấy con ngã xuống, mẹ của bé chạy đến ôm con cũng bị điện giật lây nhưng may mắn chỉ bị thương nhẹ. Bé P. nhanh chóng được người thân đưa đến BV tỉnh Bình Dương cấp cứu trong tình trạng ngưng tim ngưng thở. Tại đây, sau 30 phút hồi sức, bé có nhịp tim trở lại. Trưa 8-6 bệnh nhi được chuyển đến BV Nhi đồng 2. Khi nhập viện, bệnh nhi vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, tổn thương tim, tổn thương cơ vân nặng. Kết quả chụp CT Scan cho thấy, bé có tình trạng phù não lan tỏa hai bán cầu. Trước tình hình khẩn cấp, bệnh nhi được tiếp tục cho thở máy, truyền thuốc vận mạch hỗ trợ tim, chống phù não và sử dụng kháng sinh. Sau 3 ngày điều trị, tình trạng tri giác của bệnh nhi đã dần hồi phục... Bé bắt đầu được tập thở.

“Về di chứng hiện tại không thể tiên lượng được vì bệnh nhi có tổn thương thần kinh, phù não, cần được theo dõi và đánh giá lâu dài”, BS Lộc nói.

Trước đó, BV Nhi đồng 2 đã tiếp nhận và kịp thời cấp cứu 2 trường hợp bệnh nhi bị ngạt nước (một bệnh nhi hơn 2 tuổi (bị ngạt nước ở hồ bơi tại nhà) và một bệnh nhi 6 tuổi (bị ngạt nước ở hồ bơi công cộng). Hiện cả 2 bệnh nhi đều đang được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc.

BS Hoàng Nguyên Lộc - Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc - cho biết: cả 2 bệnh nhi nhập viện trong tình trạng ngưng tim ngưng thở, hiện vẫn đang được đội ngũ y, BS tích cực điều trị. Các bé bị ngạt nước sau khoảng thời gian 4 phút, nếu may mắn được cứu sống thì vẫn phải chịu những di chứng về mặt thần kinh, ảnh hưởng đến sự phát triển về tâm thần vận động.

“Ti BV mi năm đu tiếp nhn rt nhiu trưng hp tr b tai nn thương tích. Trong đó, ch yếu là ngt nưc, gãy tay, gãy chân, chn thương s não vì té lu, té gác. Đi vi các trưng hp nng như chn thương s não, mi năm BV tiếp nhn khong 300 ca”, BS Hoàng Nguyên Lc - Trưng khoa Hi sc tích cc và Chng đc, BV Nhi đng 2 TP.HCM - thông tin.

BS.CKII Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc BV Nhi đồng TP - thông tin, chỉ trong khoảng thời gian nghỉ hè gần đây, BV đã tiếp nhận hàng chục bệnh nhi trong các tình trạng chấn thương sinh hoạt như: hóc dị vật, gãy tay, gãy chân do té ngã, ngạt nước, phỏng, điện giật… Các trường hợp nhập viện may mắn thì chỉ bị chấn thương phần mềm, phần cứng dễ sơ cấp cứu và điều trị; những trường hợp nặng như ngưng tim ngưng thở, ảnh hưởng đến não bộ, quá trình điều trị sẽ kéo dài, để lại những biến chứng nguy hiểm về sau, thậm chí trường hợp quá nặng không thể cứu được.

Ph huynh đng b mc con

BS Nguyên Lộc nhận định, tai nạn thương tích ở trẻ có thể gặp quanh năm, tuy nhiên vào dịp hè thường có xu hướng gia tăng hơn. Nguyên nhân là các bé không đến trường học, chỉ quanh quẩn ở nhà. Với tính cách năng động của trẻ thì dễ bị va vấp hoặc chấn thương bởi những đồ vật có tính sát thương để ở tầm thấp. Vì vậy, đối với các thiết bị điện, vật dụng mang tính sát thương, phụ huynh cần cất giữ ở tầm cao, cách xa tầm với của trẻ. Trong trường hợp của bệnh nhi P., khi phát hiện trẻ bị điện giật trước hết cần tìm cách ngắt nguồn điện, hoặc sử dụng phương tiện cách điện để đưa bệnh nhân ra khỏi hiện trường nhằm tránh trở thành nạn nhân thứ hai. Bệnh nhân bị điện giật nếu ngưng tim ngưng thở tại chỗ cần hồi sức cấp cứu ban đầu, sơ cứu tại hiện trường nếu có tổn thương do chấn thương, phỏng. Ngoài ra, không nên cho trẻ chơi gần trụ điện, tủ điện đề phòng rò rỉ, đặc biệt vào mùa mưa gió. Với các trường hợp đuối nước, phụ huynh nên để ý đến con em mình nhiều hơn. Những gia đình có hồ bơi tại nhà cần theo sát trẻ, không để trẻ đến gần hồ bơi một mình. Ở hồ bơi công cộng, cha mẹ cũng nên chú ý những hoạt động của con, tránh để trường hợp xấu nhất xảy ra.

Ngoài ra, theo BS Nguyên Lộc, mỗi người cần phải biết kỹ năng hô hấp, hồi sức, sơ cấp cứu những trường hợp ngạt nước có ngưng tim ngưng thở. Đặc biệt, đối với lứa tuổi học sinh cũng nên được đào tạo những kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu về đuối nước.

Thương Thương