Thứ ba, 6/2/2018, 20h40

“Tri ân và tiếp bước”

Là ch đ bui hp mt các nhân chng tham gia chiến dch Mu Thân và con ca lit sĩ hy sinh trong cuc Tng tiến công và ni dy Xuân Mu Thân 1968 do y ban MTTQ Vit Nam TP.HCM t chc chiu 5-2. Bui hp mt din ra trong không khí cc hưng đến k nim 50 năm cuc Tng tiến công và ni dy Xuân Mu Thân 1968.

Các nhân chng tham gia chiến dch Mu Thân và con ca lit sĩ hy sinh trong cuc Tng tiến công và ni dy Xuân Mu Thân 1968 ti bui hp mt. Ảnh: N.Tr

Tham dự buổi họp mặt có Phó Bí thư Thành ủy Võ Thị Dung, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN TP.HCM Tô Thị Bích Châu...

Mở đầu buổi họp mặt với câu chuyện về đêm văn nghệ Quang Trung và tinh thần yêu nước của Liên minh dân tộc, dân chủ và hòa bình 50 năm về trước, kỹ sư Trần Thiện Tứ - Nguyên Ủy viên Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam khu Sài Gòn - Gia Định chia sẻ: “Trong điều kiện vô cùng khó khăn nhưng đêm văn nghệ Quang Trung vẫn được tổ chức thành công, hun đúc tinh thần đấu tranh, soi đường yêu nước cho giới trẻ lúc bấy giờ”.

Ông Kiều Xuân Long - Nguyên chánh văn phòng, nguyên Bí thư Đảng ủy cơ quan Ban Trí Vận - cho biết thêm: “Đêm văn nghệ đã mở đầu cho đấu tranh chính trị - một mặt trận quan trọng của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, làm cho cả thế giới bừng tỉnh về tinh thần chính nghĩa cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam”.

Câu chuyện về mẹ Việt Nam anh hùng Trương Thuận Huê cũng khiến nhiều người không giấu được xúc động. Chỉ trong 1 tuần, ba người con của mẹ đã hy sinh trong Xuân Mậu Thân ngay tại đô thành Sài Gòn khi tuổi mới đôi mươi. Đó là đồng chí Dương Hiền Thơ hy sinh ngày 8-5-1968, đồng chí Dương Quy hy sinh ngày 10-5-1968 và đồng chí Dương Giai hy sinh ngày 15-5-1968.

Câu chuyện “đoàn tụ” ngày ấy của gia đình bà Diệp Tú Anh - chiến sĩ biệt động thành cũng lấy nước mắt của nhiều người. Năm 1973, khi tổ chức cần một gia đình ba thế hệ sống chung để làm bình phong hoạt động, che mắt địch. Lúc này, con trai nhỏ của bà Anh từ Đà Nẵng vào, con trai lớn từ Nam Vang về, bà lại đang làm nhiệm vụ của một chiến sĩ biệt động thành. Ba mẹ con bà Anh giao tiếp bằng tiếng Việt, tiếng Kh’mer, tiếng Hoa để hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng họ đều không hay tin chồng và cha mình - ông Trần Huân Phương đã hy sinh.

Với nhiều câu chuyện được ôn lại từ những nhân chứng lịch sử trực tiếp tham gia vào trận đánh 50 năm về trước đã truyền hào khí bất khuất của thế hệ trước, hun đúc lòng yêu nước, tự hào dân tộc trong lòng thế hệ trẻ hôm nay.

Chị Lê Thị Mai Uyên, cháu nội liệt sĩ Lê Thị Riêng chia sẻ, chị cảm thấy may mắn được sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng. Được nghe, biết đến tinh thần chiến đấu, hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước qua bà nội, qua sách vở, là giá trị nhắc nhở bản thân chị về tinh thần, trách nhiệm cuộc sống, công việc trong xã hội thời bình. Dù công tác ở đâu, lĩnh vực nào, chị luôn tự nhủ phải cố gắng học tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng đất nước. Đặc biệt không lung lay ý chí trước bất kỳ sự xuyên tạc của thế lực thù địch.

Phát biểu tại buổi họp mặt, bà Tô Thị Bích Châu nhấn mạnh: “Tiến công quân sự kết hợp với đấu tranh ngoại giao và đấu tranh chính trị, trong đó các công tác binh vận, trí vận, phụ vận, Hoa vận... là một trong những nét sáng tạo đặc biệt của cuộc chiến tranh nhân dân - mà chiến dịch Xuân Mậu Thân là một đỉnh cao. 50 năm đã trôi qua nhưng giá trị lịch sử, tinh thần, ý chí của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy còn vẹn nguyên, trong đó có tinh thần, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Đó cũng chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là truyền thống quý báu, là bài học lớn, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, nhân tố quyết định sự thành công của cách mạng nước ta”.

Theo bà Châu, cuộc họp mặt là thái độ thành kính, tri ân những người đã ngã xuống, đã anh dũng hiến dâng cả sinh mệnh của mình cho Tổ quốc, tri ân những con người thầm lặng gánh chịu những mất mát của chiến tranh, để san sẻ tình riêng cho vận mệnh chung. Lòng biết ơn còn dẫn dắt những bước đi, sự tiếp nối của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước.

“Cũng từ mùa xuân Mậu Thân 1968, chúng ta bước vào Xuân Mậu Tuất 2018 với nhiều cơ hội, thách thức mà một trong những bước khởi động mang ý nghĩa quan trọng nhất đó chính là thực hiện thí điểm Nghị quyết 54 về cơ chế, chính sách đặc thù cho TP.HCM gắn với 7 chương trình đột phá của Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ X; là hướng đến một giai đoạn chuyển mình, phát triển vượt bậc của thành phố, cùng cả nước - vì cả nước”, bà Châu nhấn mạnh.

Nguyn Trinh