Thứ ba, 13/3/2018, 23h31

Vận động người dân tham gia BHXH, BHYT: Phải “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền

Ngày 13-3, tại TP.HCM Ban Tuyên giáo Trung ương và Bo him Xã hi VN đã t chc Hi ngh Sơ kết 5 năm công tác tuyên truyn thc hin Ngh quyết 21-NQ/TW ngày 22-11-2012 ca B Chính tr v “Tăng cường s lãnh đo ca Đng đi vi công tác bo him xã hi, bo him y tế giai đon 2012-2020”.

Ngưi dân đưc hưng li nhiu khi tham gia BHYT. Ảnh: H.Triều

Theo báo cáo, năm 2012, cả nước có gần 10,5 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), trong đó tham gia BHXH bắt buộc trên 10,4, tham gia BHXH tự nguyện là 134.000 nghìn người. Sau 5 năm, tính đến tháng 12-2017 đạt gần 80 triệu người (trong đó, bắt buộc trên 13 triệu) tham gia BHXH; bảo hiểm y tế (BHYT) đạt trên 79 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 85,3% dân số.

Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh cho biết, sau 5 năm triển khai thực hiện NQ 21, công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đặc biệt trong việc phát triển đối tượng tham gia, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT; quỹ BHXH tiếp tục là quỹ tài chính lớn thứ hai chỉ sau quỹ của ngân sách Nhà nước góp phần đảm bảo an sinh xã hội và ổn định kinh tế - xã hội của đất nước.

Báo cáo ti hi ngh, bà Nguyn Th M Dung - Phó Giám đc BHXH TP.HCM - cho biết, TP.HCM có 8,3 triu ngưi và có 386 đi lý thu BHYT h gia đình (trên 1.000 nhân viên). Hin TP đt trên 6,6 triu ngưi mua BHXH, BHYT.

“Có thể nói, người dân đã thiết tha và quan tâm hơn đến các chính sách BHXH, BHYT. Tuy nhiên, thực tế 70% người tham gia trong tổng số bao phủ đó là từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Chỉ có 30% người dân tự đóng, điều này thể hiện rõ sự lệ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Tiếp đó, trong lĩnh vực BHYT còn khoảng 14-15% trong số 2,2 triệu HS,SV thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng BHYT nhưng chưa tham gia. Ngoài ra, nhu cầu chăm sóc sức khỏe y tế ngày càng cao nhưng mức đóng lại rất thấp nên đã gây áp lực cho các cơ sở khám, chữa bệnh. Rõ ràng, đây là thách thức cần phải nghiên cứu để điều chỉnh trong tương lai”, ông Ánh nói.

Từ thực tế này, nhiều đại biểu cho rằng phải lấy hiệu quả mà BHXH, BHYT mang lại để đo độ hấp dẫn người dân. Muốn vậy, phải mở rộng đối tượng, phải “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, tuyên truyền cho người dân hiểu thực hiện chính sách an sinh xã hội là trách nhiệm của cả cộng đồng. Đừng để người dân nói rằng tham gia BHXH không bằng gửi tiết kiệm, chăm sóc sức khỏe nhân dân bằng thẻ BHYT không bằng tự đi khám, chữa bệnh. Khi họ không hiểu đồng nghĩa với việc chính sách không thể thực hiện.

Đẩy nhanh việc 100% HS,SV tham gia BHYT

BHXH TP.HCM vừa trình UBND TP xem xét ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường công tác BHYT đối với HS,SV năm 2018.

Theo tờ trình, tính đến 31-12-2017, số người có thẻ BHYT ở TP đạt 82,12%, vượt 1,42% so với chỉ tiêu Thủ tướng giao. Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn còn thấp hơn 3,48% so với bình quân cả nước.

Tính đến hết tháng 2-2018, tỉ lệ số người tham gia BHYT giảm so với năm 2017 là hơn 231.000 người (3,37%); trong đó HS,SV giảm tới 8,57%.

Có tới 16 quận, huyện có tỷ lệ tham gia BHYT thấp dưới 77%. Trong đó thấp nhất là huyện Bình Chánh (37,28%), Cần Giờ (42,48%), Nhà Bè (49,35%)...

Để hoàn thành mục tiêu tỷ lệ bao phủ BHYT toàn dân theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết HĐND TP, BHXH TP cho rằng phải đẩy nhanh thực hiện việc 100% HS,SV tham gia BHYT. Đồng thời coi việc HS,SV tham gia BHYT đạt 100% là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, xem xét thành tích thi đua với tập thể, hiệu trưởng nhà trường và giáo viên chủ nhiệm.

Trước đó, ngày 27-2, Sở GD-ĐT TP.HCM đã tổ chức họp giao ban công tác y tế trường học lần 2 - năm học 2017-2018. Tại đây, ông Nguyễn Văn Gia Thụy - Phó Trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GD-ĐT TP.HCM - thừa nhận, việc tổ chức thực hiện công tác BHYT HS,SV vẫn chưa đạt yêu cầu, nhiều trường chưa triển khai đến phụ huynh HS... dẫn đến số lượng HS tham gia chưa đạt 100%. Vì vậy, trong năm học này, ngành GD sẽ đưa công tác BHYT vào chấm điểm thi đua. Những đơn vị nào chưa làm tốt phải khắc phục những hạn chế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động HS,SV tham gia BHYT. Phấn đấu đạt 100% HS,SV tham gia vào năm 2020.

“Nâng cao tỷ lệ HS,SV tham gia BHYT nhằm tăng cường công tác bảo vệ, GD, chăm sóc sức khỏe các em trong các cơ sở GD. Đảm bảo cho HS trên toàn TP được phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh cũng như kiểm soát, hạn chế các yếu tố nguy cơ phát sinh, gia tăng bệnh truyền nhiễm...”, ông Thụy cho biết thêm.

T.Ban

Ông Trần Văn Kiệt - Phó Trưởng ban Tuyên giáo TP.Cần Thơ - cho biết, tại Cần Thơ, cán bộ cấp ủy từ quận, huyện đến phường xã, ấp đều xuống từng hộ dân để tuyên truyền, vận động tham gia BHYT. Tuy nhiên kết quả vẫn không như mong muốn. Vấn đề không phải chỉ là vận động, tuyên truyền mà còn là việc các cơ sở thực hiện BHXH, BHYT tạo nhiều thuận lợi cho người dân hơn.

Ông Kiệt đề xuất: “Trung ương cần quan tâm tới BHXH toàn dân và người cao tuổi tại nông thôn; đổi mới hình thức mua, cấp BHYT, nhất là đối tượng tự nguyện sao cho thuận lợi”.

Huy Cn