Thứ bảy, 2/3/2024, 10h38

Xây dựng đa dạng mô hình thiết kế nhóm môn học lựa chọn

Thc hin Chương trình GDPT 2018, nhiu trưng THPT ti TP.HCM đang tính đến xây dng đa dng các mô hình 2+2, 3+1, 1+3 trong thiết kế nhóm môn hc la chn trong năm hc 2024-2025.


Trưng THPT Bình Hưng Hòa đang áp dng mô hình 2+2 trong t chc nhóm môn hc la chn

Mô hình “lp hc đng” 2+2

Năm học 2023-2024, thực hiện Chương trình GDPT 2018, Trường THPT Bình Hưng Hòa (quận Bình Tân) đã nhân rộng mô hình “lớp học động” ở cả 2 khối 10, 11 theo hình thức 2+2. Tức là, trong nhóm 4 môn học lựa chọn, nhà trường sẽ xây dựng cứng 2 môn, 2 môn còn lại học sinh sẽ được tự lựa chọn theo năng lực, sở thích và định hướng nghề nghiệp.

Ngoài ra, với môn giáo dục thể chất, dù là môn học bắt buộc song học sinh cũng được lựa chọn học 1 phân môn trong các môn như bóng rổ, cầu lông, bóng đá, bóng chuyền.

Thầy Nguyễn Duy Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Bình Hưng Hòa thông tin, hiện nay các buổi chiều thứ ba, thứ năm, thứ sáu và sáng thứ bảy được nhà trường thiết kế thời khóa biểu “lớp học chạy” ở cả 2 khối. Các buổi còn lại trong tuần được tổ chức lớp học cố định. Nhà trường cũng ưu tiên sắp xếp những học sinh có cùng các môn học lựa chọn vào cùng 1 lớp cố định để dễ dàng quản lý.

“Khó khăn nhất để tổ chức “lớp học động” là thiết kế thời khóa biểu và điều kiện cơ sở vật chất phòng ốc, đặc biệt là sự quản lý học sinh sao cho hài hòa, không để xảy ra tình trạng học sinh phải chờ đợi… lớp. Với những khó khăn này, thời điểm đầu, giáo viên rất tâm tư khi đây là hình thức mới, cần sự linh hoạt về thời gian, hình thức quản lý lớp, vào điểm, đòi hỏi giáo viên phải thích ứng. Do đó, để tổ chức hiệu quả, nhà trường phải làm công tác tư tưởng cho đội ngũ, phụ huynh học sinh để có sự đồng hành, chia sẻ” - thầy Bình nói.

Chia sẻ thêm về kinh nghiệm tổ chức “lớp học chạy”, Hiệu trưởng Trường THPT Bình Hưng Hòa cho biết nhà trường vẫn phải đẩy mạnh tư vấn cho phụ huynh, học sinh, đảm bảo rằng dù các em được tự do lựa chọn 2 môn học theo nguyện vọng của mình song vẫn hài hòa về đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất.

“Sau 2 năm triển khai mô hình “lớp học chạy” ở khối 10, 11 lại trở thành thuận lợi để nhà trường tiếp tục duy trì mô hình này trong năm học tới khi chương trình mới… “chạy” đến khối 12. Mô hình 2+2 được áp dụng cho nhà trường phù hợp với đặc thù đối tượng học sinh của trường, gắn với định hướng nghề nghiệp và kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo chương trình mới” - thầy Bình khẳng định.

Đa dng thêm các mô hình 1+3, 3+1

Trong phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Trường THPT Tenlơman (quận 1) cũng đang tính toán việc xây dựng các “lớp học chạy”, “môn học động” cho học sinh khối 10.

Thầy Nguyễn Hùng Khương - Hiệu trưởng Trường THPT Tenlơman cho biết, với nhóm 4 môn học lựa chọn thì các mô hình 2+2, 3+1, 1+3 đang được trường đặt lên bàn cân, tính toán sao cho phù hợp nhất. Trong đó, thay vì nhà trường thiết kế sẵn các nhóm môn học lựa chọn và “áp” học sinh chọn thì điểm mới là với từng mô hình, trong 4 môn học lựa chọn, học sinh sẽ được tự lựa chọn từ 1-3 môn học, nhà trường chỉ xây dựng sẵn từ 1-3 môn học cứng để hình thành nhóm môn học lựa chọn.

“Lớp học động là lớp học mà học sinh được lựa chọn môn học lựa chọn theo nguyện vọng của từng em chứ không phải chọn theo nhóm môn học cứng sẵn có mà nhà trường đã xây dựng. Mô hình 2+2 là nhà trường xây dựng sẵn 2 môn học lựa chọn, học sinh được tự chọn 2 môn học; Mô hình 3+1 là nhà trường xây dựng 3 môn học, học sinh được chọn 1 môn học; mô hình 1+3 là nhà trường xây dựng sẵn 1 môn học, còn lại học sinh được tự chọn 3 môn học… Từ kết quả học sinh chọn các môn học lựa chọn, trường sau đó mới xếp lớp, tổ chức các lớp học chạy… Mô hình này sẽ đáp ứng được tối đa nhất quyền lợi cho học sinh, giúp thực hiện đúng nhất tinh thần Chương trình GDPT 2018, hiệu quả trong định hướng nghề nghiệp.

Dù vậy, hiệu trưởng này cho biết, khó khăn của trường khi thiết kế “lớp học động” là về phòng ốc. Hiện nay trường có 38 lớp song chỉ có 30 phòng, ngoài ra chỉ có 2 phòng máy vi tính. Yếu tố nhân sự cũng là khó khăn cần tính đến…

Trong kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025, Trường THPT Trần Khai Nguyên (quận 5) dự kiến tuyển sinh 17 lớp 10 với 725 chỉ tiêu. Điểm mới đang được nhà trường tính đến là tính toán xây dựng các “lớp học động” trong nhóm môn học lựa chọn cho học sinh khối 10, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu học các môn học lựa chọn của học sinh. Với mô hình “lớp học động”, học sinh được tự chọn 4 môn học lựa chọn để học chứ không phải nhà trường thiết kế sẵn các nhóm môn học, học sinh chọn học.

Xu hưng bt buc

Trong xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình GDPT 2018 ở khối 10 năm học 2024-2025 tại TP.HCM, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Nguyễn Bảo Quốc yêu cầu các trường THPT cần tính đến phương án “lớp học động”, “lớp học chạy” trong thiết kế nhóm môn học lựa chọn.

Ông khẳng định, đây là xu hướng bắt buộc cần được triển khai rộng rãi khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 ở bậc THPT. Có như vậy mới đáp ứng được tối đa quyền lợi của học sinh, hướng tới thực hiện tốt nhất mục tiêu định hướng nghề nghiệp, dạy học phát huy phẩm chất năng lực học sinh mà chương trình mới hướng tới. Điều này cũng hạn chế tình trạng học sinh chọn nhóm môn học không phù hợp, ảnh hưởng đến kết quả học tập, tâm lý của học sinh khi thực hiện đổi môn.

Thầy Ngô Hùng Cường - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Khai Nguyên nhìn nhận, sau 2 năm triển khai Chương trình GDPT 2018 ở 2 khối 10, 11, nhà trường nhận thấy chỉ có việc xây dựng hình thức “lớp học động” mới có thể đáp ứng được tối đa nhất nguyện vọng của học sinh theo đúng năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp.

Theo thầy Cường, mô hình nhóm môn học lựa chọn cứng có lợi cho nhà trường khi đảm bảo được nhiều thuận lợi về đội ngũ, cơ sở vật chất cũng như sự quản lý lớp học, cũng giải quyết được hầu hết quyền lợi cho học sinh nhưng nếu căn cứ theo đúng mục tiêu mà Chương trình GDPT 2018 đặt ra thì mô hình nhà trường xây dựng nhóm môn học cứng là chưa phù hợp, cần thiết phải thay đổi”.

“Trong năm học 2023-2024, trường xây dựng 11 nhóm môn học lựa chọn ở 2 lĩnh vực chính là khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, cơ bản đáp ứng được nguyện vọng cho học sinh. Để giúp học sinh khối 10 chọn được nhóm môn học lựa chọn phù hợp trong tổng số 11, nhà trường cũng tổ chức đa dạng các hình thức tư vấn, từ trực tiếp, trực tuyến, tư vấn chung, tư vấn riêng, giúp phụ huynh nhận ra năng lực thực sự của con em mình dựa trên nhiều yếu tố chứ không phải chọn theo kiểu ngẫu hứng, thích thì chọn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa thể giải quyết hết tất cả nguyện vọng của học sinh do khống chế về số lớp… Để giải quyết hết và để học sinh phát huy được tối đa nhất năng lực, sở trường thì mô hình “lớp học động” mới là giải pháp tối ưu” - thầy Ngô Hùng Cường phân tích.

Đ Khương