Thứ ba, 17/4/2018, 22h05

Xóa dần các hộ giữ trẻ gia đình

Ngày 17-4, UBMTTQ TP.HCM đã thc hin giám sát công tác qun lý Nhà nưc đi vi hot đng ca các cơ s GD mm non ngoài công lp (MNNCL), nhóm tr gia đình ti Q.Bình Tân và Th Đc.

Nhóm tr h gia đình ca bà Lê Th Nhim (Q.Bình Tân). Ảnh: N.Trinh

Tại Q.Bình Tân, theo báo cáo, năm học 2017-2018, quận có 348 cơ sở GDMN, trong đó có 22 trường CL, 64 trường NCL, 262 nhóm lớp; tỉ lệ huy động trẻ MN đạt 81,7%. Ngoài ra quận còn có 72 nhóm trẻ gia đình với 403 trẻ. Hai năm trở lại đây, trung bình mỗi năm tăng thêm 10-15 cơ sở GDMN, chủ yếu là NCL.

Đi thực tế tại một số cơ sở GDMN NCL, đoàn giám sát ghi nhận, bên cạnh những cơ sở khang trang, đảm bảo công tác chăm sóc, GD trẻ thì vẫn còn một số cơ sở không đảm bảo điều kiện về phòng ốc, vệ sinh, an toàn thực phẩm, y tế, đội ngũ...

Đơn cử như tại cơ sở Phượng Vĩ (P.An Lạc). Đây là ngôi nhà cấp 4 có 2 phòng học (1 phòng rộng 28m2, phòng còn lại là 30m2) với 60 trẻ/2 GV. Không gian thiếu thông thoáng, nóng, nhà vệ sinh không có bồn rửa, đặc biệt không có nhân viên y tế. Còn tại cơ sở Hoa Hồng Phượng (P.Bình Trị Đông A) có 70 trẻ/3 GV trông giữ. Cơ sở này tọa lạc ngay mặt đường nên rất bụi và ồn; không có phòng y tế, nhân viên y tế kiêm bảo mẫu. Hoạt động vệ sinh chưa ngăn nắp, các hóa chất tẩy rửa để gần tầm với trẻ nhỏ, có máy bơm trong lớp nhưng thiếu che chắn.

Tương tự, tại hai nhóm trẻ hộ gia đình của bà Lê Thị Nhim và bà Nguyễn Thị Hạnh (P.Bình Trị Đông B), mỗi nhóm giữ 3 trẻ nhưng độ an toàn cho trẻ không cao. Trong nhà, ổ điện, bếp gas thấp, không gian thiếu ánh sáng, không có đồ chơi cho trẻ. Đồ ăn phụ huynh gửi không được bảo quản trong tủ lạnh, thậm chí tại hộ bà Hạnh, không vệ sinh, rửa sạch ngay bình sữa sau khi cho trẻ uống. Bản thân bà Hạnh vừa trông trẻ lại vừa bán quán nước...

Liên quan đến những khó khăn trên, ông Đỗ Đình Thiện - Phó Chủ tịch UBND Q.Bình Tân - thừa nhận, Bình Tân đang phải đối diện với áp lực lớn về gia tăng dân số. Năm 2018 địa bàn có 740 ngàn dân, trong đó dân nhập cư chiếm đến 65%. Tuy nhiên, tốc độ xây dựng trường MNCL lại không đáp ứng kịp khiến cho các cơ sở GDMN NCL tồn tại nhiều loại hình. Tính đến thời điểm hiện tại, cơ sở MN NCL hỗ trợ cho trường CL đến 73,1%. Không chỉ hỗ trợ việc gửi trẻ, cơ sở NCL còn đáp ứng về thời gian giữ ngoài giờ nên nhu cầu phụ huynh rất đông. Do đó, mặc dù công tác quản lý còn gặp áp lực về an toàn trường học, y tế, an toàn vệ sinh, đội ngũ, nhất là ở các nhóm trẻ hộ gia đình nhưng vẫn phải để các nhóm này tồn tại, xem đây là giải pháp tình thế. Để đảm bảo an toàn cho trẻ, quận đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý Nhà nước. Song, về lâu dài Bình Tân sẽ xóa dần các hộ trẻ gia đình, thay vào đó khuyến khích các nhóm, lớp phát triển lên thành trường.

Ngoài những tồn đọng trên, hiện nay Bình Tân còn gặp khó khăn về đội ngũ. Toàn quận có 1.798 GV,  trong đó có 464 GV CL, 1.334 GV NCL với tỉ lệ 1,4 GV/lớp. Điều đáng nói là GV, nhân viên tại các cơ sở NCL luôn biến động, khiến số lượng GV mỗi lớp không đảm bảo 2 GV theo như quy định. Từ đây ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn (bồi dưỡng lại).

Phát biểu tại buổi giám sát, ông Vũ Thanh Lưu - Phó Chủ tịch UBMTTQ TP.HCM ghi nhận công tác quản lý cơ sở MN NCL của Bình Tân bởi chưa phát hiện tình trạng bạo hành trẻ hay ngộ độc thực phẩm...

Tuy nhiên trước những hạn chế còn tồn đọng, ông Lưu đề nghị Bình Tân cần tăng cường công tác giám sát, quản lý, đặc biệt nhóm trẻ hộ gia đình. Đối với những cơ sở chật hẹp cần mở rộng không gian hoặc giảm số trẻ, kiên quyết không cho hoạt động khi không đảm bảo yêu cầu. Bên cạnh đó, phải tăng cường vận động tuyên truyền phụ huynh gửi trẻ vào cơ sở an toàn; bồi dưỡng chuyên môn, đào tạo, đào tạo lại cho đội ngũ cũng như quản lý an toàn, vệ sinh an toàn thực phẩm chặt chẽ hơn.

Cũng theo ông Lưu, Nghị quyết 01 của HĐND TP cho phép các cơ sở MN trong khu vực KCX, KCN được quyền giữ trẻ sau 5 giờ chiều. Đặc thù của Bình Tân có nhiều KCX, KCN, nhu cầu của phụ huynh gửi trẻ ngoài giờ là rất lớn. Vì vậy quận cần phải rà soát, nắm bắt cụ thể về nhu cầu, số lượng. Từ đó đề nghị các trường MNCL đủ điều kiện giữ trẻ ngoài giờ.

Tại Q.Thủ Đức, hiện có 218 cơ sở GDMN gồm 22 trường CL, 92 trường tư thục, 104 nhóm trẻ - lớp mẫu giáo với 30.243 trẻ (công lập là 7.862 trẻ, NCL là 22.381 trẻ). Từ tháng 12-2017, quận tạm dừng cấp phép thành lập đối với các lớp, nhóm lớp quy mô nhỏ, đồng thời vận động các loại hình này phát triển và mở rộng quy mô lên thành trường tư thục. Kết quả, từ đầu năm 2018 đến nay đã có 5 nhóm, lớp nâng cấp lên thành trường MN tư thục. Bên cạnh đó, nhiều cơ sở GDMN NCL đã không ngừng đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng phục vụ chăm sóc trẻ, tạo sự tin tưởng trong phụ huynh.

Tuy nhiên, là địa bàn giáp ranh các tỉnh, có các KCX Linh Trung 1, Linh Trung 2, KCN Bình Chiểu nên đông dân nhập cư, tỉ lệ trẻ trong độ tuổi vào MN không ngừng tăng mỗi năm. Trong khi đó, mạng lưới trường lớp MN CL chỉ thu nhận khoảng 40% tổng số trẻ trong độ tuổi; 60% trẻ còn lại phải học ở cơ sở NCL. Đặc biệt, số lượng MN tư thục, nhóm lớp MN phát triển nhanh khiến quận gặp khó khăn trong quá trình quản lý. Các nhóm giữ trẻ gia đình hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, người giữ trẻ trong các cơ sở này đa phần lớn tuổi, cơ sở vật chất hạn chế, không đủ điều kiện để cấp giấy phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý, GV thường xuyên biến động, ảnh hưởng đến việc chăm sóc, giảng dạy tại cơ sở NCL. Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đa số là thuê nhà ở để tổ chức hoạt động GD, không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng để nâng cấp cơ sở vật chất.

Nguyn Trinh