Thứ năm, 8/2/2018, 22h46

Xuân về trên các sân trường

Nhm to sân chơi b ích cho các em HS, trong 2 ngày 7 và 8-2, nhiu đơn v trưng hc trên đa bàn TP.HCM đã t chc các l hi Xuân...

Ban Giám hiu Trưng THCS Hng Bàng (Q.5) tng quà Tết cho HS. Ảnh: N.Trinh

* Sáng 8-2, Trường THPT Nguyễn Du đã tổ chức chuyên đề Văn hóa ngày Tết Việt với sự góp mặt của diễn giả Hồ Nhật Quang. Theo đó, những nét văn hóa cổ truyền ngày Tết như ẩm thực 3 miền; cách ứng xử, lời chúc tốt đẹp gửi tặng ông bà, cha mẹ ngày Tết; tục thờ cúng Tổ tiên… đã được diễn giả Hồ Nhật Quang chia sẻ với các em HS.

“Các em HS ngày nay đôi khi chưa thật sự hiểu hết được ý nghĩa của ngày Tết, đặc biệt là tại sao bên cạnh Tết Dương lịch, chúng ta còn có Tết Âm lịch gọi là Tết cổ truyền. Từ những lời chia sẻ, mong muốn các em HS sẽ hiểu hơn về giá trị của ngày Tết, biết sắp xếp thời gian, trân trọng khoảng thời gian ngày Tết để thăm viếng người thân, bạn bè”, diễn giả Hồ Nhật Quang nói.

Dịp này, diễn giả Hồ Nhật Quang cũng lưu ý các em HS về tục xem tử vi ngày Tết. “Đây không hẳn là nét xấu nhưng nó sẽ dễ dàng bị biến tướng nếu như các em không nhận thức được rằng tục xin xăm, xin quẻ, xin lộc đầu năm không phải là điều quyết định tất cả thành bại của con người trong một năm; nó chỉ góp phần gieo thêm niềm tin hoặc điều tiết những hành vi của bản thân các em”, ông nhấn mạnh.

Thầy Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng nhà trường - cho biết, buổi chuyên đề nói chuyện ngày Tết là một lời thủ thỉ tâm tình, là câu chuyện cuối năm nhà trường nhắn gửi đến HS. Bên cạnh những kiến thức về văn hóa ngày Tết, nguồn gốc tục thờ cúng Tổ tiên, thông qua những chia sẻ của diễn giả, các em sẽ trang bị thêm cho mình những kỹ năng ứng khi hiểu về căn tri, ngũ hành hay vận dụng được lịch âm vào trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là làm tình thầy trò thêm gắn kết...

* Cùng ngày, tại Trường THPT Tenlơman, với chuyên đề Khúc ca xuân do tổ Sử - Địa - GDCD tổ chức đã trang bị cho HS những giá trị sống, hình thành nhân cách đạo đức qua việc tái hiện kiến thức lịch sử của dân tộc dưới hình thức sân khấu hóa.

“Nhà trường đã mời Hội Cựu chiến binh Q.1 đến chia sẻ những câu chuyện lịch sử xoay quanh Tết Mậu Thân 1968; nhấn mạnh ý nghĩa 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi, HS để nhắn nhủ các em biết trân trọng và yêu giá trị của hòa bình, GD các em tình yêu quê hương, đất nước”, cô Nguyễn Thị Xuân Hương - Tổ trưởng Tổ Sử - Địa - GDCD - chia sẻ.

Đặc biệt, trong chuyên đề, phần dựng lại những mẩu chuyện về Bác đã lấy không ít nước mắt của HS. Theo cô Trần Thị Thơm - Phó Hiệu trưởng nhà trường - từ những mẩu chuyện xúc động đó, HS sẽ biết trân quý hơn nền độc lập, tự do mà các em đang được hưởng thụ. Qua đó, GD cho HS ý thức biết hy sinh, cống hiến, tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng.

Từ buổi sinh hoạt đã được HS cụ thể hóa bằng việc tổng vệ sinh toàn trường và tổ chức gói, nấu bánh chưng. “Vừa mang lại cho các em những trải nghiệm thú vị về Tết, còn GD các em ý thức biết yêu lao động, biết phụ giúp gia đình, đặc biệt là trong những ngày Tết”, cô Thơm nhấn mạnh.

* Sáng 8-2, hơn 2.000 HS, phụ huynh HS cùng GV Trường THPT Lương Thế Vinh đã cùng tham gia Hội thi gói bánh chưng bánh tét mừng xuân Mậu Tuất 2018, với chủ đề “Gói nghĩa tình - Gói yêu thương”. Theo đó, các em HS đã gói bánh chưng và bánh tét sau khi được nghệ nhân hướng dẫn. Sau đó bánh được nấu chín để các lớp trang trí mâm cỗ vui xuân vào ngày 9-2.

Cô Bùi Minh Tâm - Hiệu trưởng nhà trường - cho hay: “Hội thi là dịp để các em tìm hiểu những nét văn hóa của dân tộc, tỏ lòng thành kính tri ân và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Bên cạnh đó, hội thi là cơ hội để các em được trải nghiệm, khắc sâu nét đẹp truyền thống của ngày Tết cổ truyền; đồng thời tạo sân chơi giúp các em có những kỷ niệm đẹp, tình cảm gắn bó giữa thầy cô, HS và nhà trường; phát huy tính sáng tạo, đoàn kết trong không khí vui tươi phấn khởi chào mừng Tết cổ truyền”.

Thy và trò Trưng THPT Bùi Th Xuân cùng nhau gói bánh chưng. Ảnh: H.Triều

* Ngày 7-2, tại Trường THPT Bùi Thị Xuân đã diễn ra Hội làng Xuân. Tại đây, HS khối 12 thi gói bánh chưng; HS khối 11 thi biểu diễn thời trang áo dài (do các em thiết kế); HS khối 10 trưng bày mâm ngũ quả. Đặc biệt, tại ngày hội còn diễn ra các hoạt động như thi làm kim chi, tổ chức các gian hàng ẩm thực do HS chế biến...

Cũng tại ngày hội đã diễn ra lễ đập heo đất. Theo đó, tổng thu từ việc đập heo đất là trên 43 triệu đồng.

Trước đó, tối 6-2, nhà trường đã tổ chức chương trình ca nhạc Xuân yêu thương 2018. Tại đây, bên cạnh những tiết mục biểu diễn của các ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp còn có sự tham gia của các thầy và HS nhà trường với những ca khúc mang đậm sắc Xuân. Chương trình đã thu được hơn 200 triệu đồng.

Theo đó, tổng số tiền của Chương trình ca nhạc Xuân yêu thương và đập heo đất được dành làm học bổng cho các em HS nghèo, tặng quà cho những người có hoàn cảnh khó khăn... Cụ thể, tại lễ Hội làng Xuân, nhà trường đã trao tặng học bổng cho 68 HS có hoàn cảnh khó khăn học giỏi, trị giá 1 triệu đồng/suất; ngày 9-2, nhà trường sẽ đi thăm và tặng quà các bệnh nhân tại Trung tâm bảo trợ xã hội Bình Đức (Bình Phước).

* Tại Trường Mầm non 19-5 Thành phố, chủ đề chính chào xuân năm nay là Mùa xuân của Bé. Trong nền nhạc xuân Ngày Tết quê em, nhiều bé với quần áo đầy sắc màu, tay cầm hoa đào, hoa mai thay nhau biểu diễn các tiết mục múa, hát dành tặng cô giáo.

Cô Hồ Thu Thảo - Hiệu trưởng nhà trường - chia sẻ, hoạt động chào xuân được tổ chức hàng năm, diễn ra nhiều ngày trong tuần cuối của năm. Mỗi ngày là một khối lớp. Đây là dịp để các bé hưởng ứng không khí Tết đến Xuân về.

HS Trưng Tiu hc Nguyn Đình Chiu (Q.Bình Thnh) tham gia trò chơi dân gian. Ảnh: N.Trinh

* Hoạt động chào đón xuân tại Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Q.Bình Thạnh) diễn ra sôi động. Khắp các hành lang, sân trường được trang trí hoa mai, hoa cúc, bánh chưng, bánh tét đan xen là những cánh thiệp mang nhiều lời chúc năm mới tốt đẹp. Với chủ đề Lễ Hội mùa xuân, HS, GV không chỉ được xem múa lân mà mỗi lớp đều có những tiết mục múa, hát bên cạnh các trò chơi dân gian như kéo co, đi cầu khỉ, tô tượng, viết thư pháp...

Trong đó trò chơi đi qua cầu khỉ, kéo co được nhiều HS trải nghiệm. Tuấn Anh, HS lớp 4/2 cho biết: “Đây là lần đầu con được đi qua cầu khỉ, mặc dù trước đó con có biết trò này qua sách vở, ti-vi. Khá hồi hộp khi đi qua cầu vì sợ ngã nhưng trò chơi này giúp con biết rõ hơn về văn hóa đi lại của người dân vùng sông nước”.

* Cũng như các trường học khác, Tết đến xuân về không chỉ là dịp thầy trò Trường THCS Hồng Bàng (Q.5) ôn lại các nét đẹp văn hóa truyền thống thông qua hoạt động trang trí mai, đào, khu chợ miền quê, gian hàng ẩm thực... mà đây còn là dịp nhà trường trao các phần quà đến những HS có hoàn cảnh khó khăn, học giỏi. Năm nay, 81 phần quà gồm bánh mứt... trị giá 350 ngàn đồng/phần được trường trao cho các em HS. Bên cạnh đó, nhà trường cũng trao quà cho một số HS đạt thành tích cao trong phong trào thể dục thể thao.

Là một trong những HS được nhận quà Tết, Lê Nguyễn Ánh Xuân (HS lớp 6/8) chia sẻ: “Em rất vui, hạnh phúc vì được nhận quà Tết từ thầy cô, bạn bè. Phần quà sẽ giúp ba mẹ tiết kiệm một khoản sắm Tết vì hiện tại gia đình em phải ở trọ, ba làm phụ hồ, mẹ phụ quán cơm với thu nhập rất thấp. Phần quà này em sẽ gửi về quê cho bà ngoại (tỉnh Vĩnh Long) để bà vui hơn. Bà đón Tết được vui thì em cũng cảm thấy vui, hạnh phúc”.

Để có được những phần quà trao tặng HS khó khăn, ngay từ đầu năm, Trường THCS Hồng Bàng đã phát động phong trào “Trồng cây mùa Xuân”. Theo đó, HS toàn trường tích cực chung tay nuôi heo đất để xây dựng phong trào.

Cô Vũ Thị Hường - Phó Hiệu trưởng nhà trường - cho biết: “Các em HS có hoàn cảnh khó khăn được nhận quà sẽ đón Tết vui hơn, ấm áp hơn. Ngược lại những HS khác sẽ học được bài học sẻ chia, quan tâm đến mọi người xung quanh”.

Hoa - Triu - Trinh - Thương