Thứ năm, 26/4/2018, 23h02

Bán bia theo giờ: Thiếu tính khả thi

Va qua, d tho ln 2 Lut Phòng chng tác hi ca rưu bia va đưc công b, B Y tế đưa ra ba phương án điu chnh khung gi cm bán rưu bia. D tho này đã nhn nhiu ý kiến trái chiu trong dư lun.

Nên tuyên truyn đ ngưi dân biết tác hi ca vic ung bia, rưu quá mc cho phép

Khó giám sát

Theo dự thảo, cụ thể, phương án 1 chỉ được bán rượu bia từ thời điểm 11-14 giờ và từ 17-22 giờ hằng ngày. Phương án 2, chỉ được bán rượu, bia từ 6-22 giờ (trừ trường hợp bán rượu, bia tại khu vực sân bay quốc tế và các khu vực, tuyến phố chuyên kinh doanh ẩm thực, giải trí, du lịch). Phương án 3, thời gian bán rượu, bia thực hiện theo lộ trình quy định của Chính phủ căn cứ yêu cầu thực tiễn công tác phòng chống tác hại của rượu, bia.

Ngay khi dự thảo vừa được đưa ra đã có nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi. Bởi, đơn giản là trước đây cũng đã có một số quy định về việc bán bia được ban hành nhưng rồi vẫn nằm trên giấy chứ không đi vào thực tiễn cuộc sống.

Theo số liệu của Bộ Y tế, hiện nay, chỉ số phát triển con người VN (HDI) đứng thứ 116/182 trên thế giới, nhưng chỉ số sử dụng rượu bia của VN đang đứng ở vị trí 29 trên thế giới. Tỷ lệ đó minh chứng VN đang là một trong những thị trường dẫn đầu về sử dụng rượu, bia và mức tiêu thụ đang gia tăng. Năm 2017, sản lượng bia chạm mốc 4 tỉ lít, tăng 10,4% so với năm 2016 và bình quân mỗi người dân tiêu thụ 42 lít bia/năm. Chi phí cho tiêu thụ bia của VN khoảng 3,4 tỉ USD/ năm. Tuy nhiên, không phải vì những con số đáng báo động đó mà có những quy định “trên trời”, thiếu tính thực tế. Giới chuyên gia cho rằng đề xuất bán bia theo giờ của Bộ Y tế không khả thi và dễ gây hiệu ứng phụ, khó giám sát. Anh Trần Minh Đức, chủ một nhà hàng trên đường CMT8, Q.10 chia sẻ: “Mục đích của dự thảo nên hướng đến khuyến cáo người dân sử dụng khoa học, chứ không nên mang tính áp đặt. Không nên giữ quan điểm quản lý không được thì cấm. Hơn nữa, tổ chức nào có thể kiểm soát việc này”.

Thiếu tính kh thi

Dự kiến, dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu bia sẽ được trình Quốc hội vào tháng 10 tới, với 6 chương, 22 điều. Theo luật sư Trần Tấn Cường (Đoàn luật sư TP.HCM), “nếu thực hiện việc hạn chế giờ bán rượu, bia như trong dự thảo đưa ra thì chỉ khiến người dân mua hàng bất hợp pháp trong khung giờ cấm nhiều hơn. Đề xuất giờ cấm càng thúc đẩy thị trường bia, rượu bất hợp pháp phát triển. Hơn nữa, cơ chế xác định đâu là địa điểm ẩm thực, du lịch...”.

Bt c lut nào đưc ban hành cũng phi có giá tr thc hin trong thc tế, ch không phi ch đ nm... trên giy. Không ai ph nhn tình trng tai nn giao thông phn nhiu là do ung bia, rưu nhưng liu d tho này khi đưc ban hành, đưa vào thc tế có hiu qu hay không là chuyn không h đơn gin.

Không khó để nhận thấy một số quy định về việc bán bia đã được ban hành nhưng tính khả thi chưa cao khi đã đưa vào áp dụng trong đời sống một thời gian. Từ ngày 1-11-2017, Nghị định số 105/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc kinh doanh rượu có quy định cấm bán rượu cho trẻ em dưới 18 tuổi bắt đầu có hiệu lực. Thế nhưng, theo tìm hiểu của chúng tôi, đến nay, nhiều người dân vẫn chưa biết đến quy định cấm này. Ghi nhận tại các cửa hàng, siêu thị kinh doanh rượu cho thấy có một số cửa hàng tiện ích, cửa hàng kinh doanh rượu đã chủ động treo bảng “Cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi”, trong khi hầu như các cửa hàng bán lẻ nhỏ, người dưới 18 tuổi vẫn có thể mua bia một cách... vô tư.

Cách đây không lâu, dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia được đưa ra, một số chuyên gia cho rằng nên đưa điều luật cấm bán rượu bia sau 22 giờ. Thiết nghĩ, những quy định sẽ trở nên “nhàm” nếu được ban hành mà không thực hiện được. “Mục đích của luật này nên hướng đến khuyến cáo người dân sử dụng khoa học, chứ không nên mang tính áp đặt. Việc đưa ra khung giờ cấm không mấy tác dụng trong hạn chế sử dụng mặt hàng này”, luật sư Trần Tấn Cường nhấn mạnh.

Trước dự thảo này, không ít ý kiến tỏ vẻ nghi ngại cho rằng, quy định lại đi vào lối mòn. “Vấn đề quan trọng là về lâu dài cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để mỗi công dân ý thức sử dụng rượu, bia hợp lý. Cần tuyên truyền để người dân thấy tác hại của việc uống rượu, bia quá trễ, ảnh hưởng đến những người xung quanh, nếu mất kiểm soát có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc. Đừng vì quản không được thì cấm”, ông Lâm Ngọc Cường, một cán bộ hưu trí, ngụ Q.5 cho biết.

Bất cứ luật nào được ban hành cũng phải có giá trị thực hiện trong thực tế, chứ không phải chỉ để nằm... trên giấy. Không ai phủ nhận tình trạng tai nạn giao thông phần nhiều là do uống bia, rượu nhưng liệu dự thảo này khi được ban hành, đưa vào thực tế có hiệu quả hay không là chuyện không hề đơn giản.

Bài, nh: Thc Quyên