Thứ sáu, 5/4/2024, 15h06

Chuyện người phụ nữ mê sen

Yêu thích khung cnh thiên nhiên êm đm ca làng quê, nhiu năm bôn ba nơi đt khách, ch Lê Th Bé tr v thôn Hòa Nhun, xã Duy Phưc, huyn Duy Xuyên (tnh Qung Nam) bt đu vi ngh trng sen. Sau mt năm lăn ln vi bùn đt, nhng mnh rung hoang qua bàn tay ca ch Bé đưc ph mt màu xanh ca sen vi bt ngàn bông hoa n r. Rung hoang tr thành đim đến du lch cng đng đy hp dn…


Ch Lê Th Bé thành công vi mô hình trng sen trên đt bc màu

Biến đt hoang thành đim đến du lch

Có dịp đi ngang qua cánh đồng ở thôn Hòa Nhuận vài năm ít ai nghĩ chỉ sau một thời gian ngắn, nơi um tùm cỏ lác và hoang hóa ấy bây giờ lại trở thành một vựa sen xanh mướt mắt. Câu chuyện của một người nông dân ven đường cùng khung cảnh thơ mộng thôi thúc tôi tìm đến chủ nhân vườn sen. Chị Lê Thị Bé - người đã biến đất hoang thành những ruộng sen nở nụ cười thật tươi vồn vã đón khách. “Tôi sinh ra và lớn lên trên đồng đất Duy Phước này, nhiều tháng năm ấu thơ cũng từng lăn lộn làm cỏ lúa, cỏ khoai. Tôi yêu nơi này lắm”, chị Bé kể lại.

Yêu quê và yêu loài hoa sen, chị Bé bảo, nhiều lúc đạp xe ngang qua cánh đồng quê, trong lòng cứ thầm ước mình có một mảnh đất, trồng hoa sen để thỏa sức ngắm hoa, để được thả mình trên cánh đồng xanh mỗi chiều và ngắm nhìn đàn cò trắng lả lướt bay về. “Ước thế, dù chưa có đất, tôi vẫn thường mua vài cây sen về tự ươm trồng trong vườn nhà mình. Ước mơ trỗi dậy sau lần tôi đạp xe ngang qua cánh đồng hoang trong thôn. Thế là tìm cách để thuê cho bằng được khu đất hoang này”, chị Bé cho biết.

Nói thì dễ nhưng để làm được với chị Bé là điều vô cùng khó khăn. Những ngày đầu khi trình bày ý tưởng, chị vấp đủ thứ trở ngại. Vốn liếng ít ỏi, việc thuyết phục bà con cho sử dụng đất để canh tác không hề dễ dàng. Chị Bé kể, nhiều lần đặt vấn đề thuê đất không được, chị đi về buồn hiu. Nhiều đêm thức tới sáng, trăn trở làm sao để có thể biến ước mơ thành hiện thực. Rồi chị cũng sắp xếp thuê được khoảnh đất rộng 1ha.

Ý tưởng xây dựng làng quê Việt thu nhỏ được chị Bé thực hiện. Trên cánh đồng sen được bố trí những lối đi, khóm tre trúc, chiếc cầu tre gỗ, mái nhà tranh… tạo cảm giác thư thái. Sen cũng được chị tìm kiếm giống tốt. Cùng với các loài sen miền Trung để nở hoa và thu hoạch hạt, chị Bé còn cất công tìm mua thêm giống sen Bách Diệp ở miền Bắc về trồng.

N lc biến đng hoang thành vùng sen xanh ngát, tái hin li bc tranh thanh bình ca làng quê x Qung, làm đim đến du lch cng đng trên chính thôn quê ca mình, ch Lê Th Bé đang m ra hưng phát trin kinh tế đy trin vng. “Đ làm đưc mô hình này, tôi nhn đưc s h tr rt nhiu t chính quyn đa phương, bà con nông dân và ngưi thân ca mình. Hin tôi đang  d đnh m rng nông tri đ phát trin, to vic làm cho nhiu lao đng đ bà con có thêm thu nhp”, ch Bé cho biết.

Sau thời gian chạy thử nghiệm nhận được nhiều sự quan tâm của du khách thập phương, chị Bé quyết định mở dịch vụ du lịch có thu phí và đặt tên là nông trại sen Thiên Việt. “Tôi muốn mang đến cho du khách những trải nghiệm gần gũi, được sống lại cảm giác êm đềm trong làng quê Việt Nam - nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay, có hồ sen thơm ngát, có khóm tre rì rào trong gió và hình ảnh những người nông dân vai áo đẫm mồ hôi đang canh tác trên đồng đất. Cảm giác thư thái ấy sẽ xoa dịu đi những ồn ào, náo nhiệt và sự mệt nhọc vì công việc trong mỗi người. Vào mùa sen, bình quân mỗi ngày nông trại của tôi đón 100 đến 150 khách ghé thăm. Nhiều du khách ngoài chụp hình cùng sen còn đăng ký uống trà sen, thưởng thức ẩm thực xứ Quảng như mì Quảng và mua trà mang về làm quà…”, chị Bé giải thích.

ng ti giá tr tt đp và nhân văn

Trồng sen không chỉ để ngắm. Chị Bé còn dùng hoa ướp trà sen để phục vụ du khách. Trà được chị chọn là loại trà ngon hảo hạng từ vùng núi phía Bắc và ướp trong hoa sen Bách Diệp. “Các công đoạn ướp trà sen đều được thực hiện kỹ lưỡng và cẩn thận để mang đến cho du khách một ấm trà thơm ngon đúng vị”, chị Bé cho biết. Hiện sản phẩm trà sen của chị đang hoàn tất các khâu cần thiết để đăng ký làm sản phẩm OCOP của địa phương và trong tương lai khi tìm kiếm được đầu ra ổn định cho sản phẩm thì sẽ tạo điều kiện việc làm cho người dân trong xã, góp phần giúp bà con nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế.


Nông tri sen ca ch Bé to thành đim đến du lch cng đng hp dn

Trang trại sen của chị Bé có một góc đặc biệt, níu chân nhiều du khách tham quan. Đó là không gian dành trưng bày các sản phẩm của người khuyết tật trong xã. Du khách đến, nghe chị Bé giới thiệu ý nghĩa của từng sản phẩm mà người làm ra nó muốn gửi gắm, rồi mỗi người chọn lấy món quà mình yêu thích nhất để mang về làm kỷ niệm của chuyến đi. Chị Bé chia sẻ: “Tôi cũng có một cháu không may bị khuyết tật nên tôi hiểu và thương những hoàn cảnh không may mắn. Vì vậy, khi không gian sen này hoàn thiện, tôi liền bố trí không gian để trưng bày, giới thiệu các sản phẩm của các cháu khuyết tật với hy vọng sẽ có nhiều người biết, yêu thích và mua để các cháu có thêm thu nhập, tự nuôi sống chính mình”.

Hàn Giang