Chủ nhật, 11/2/2018, 10h32

Bánh tét mặt trăng trên xứ Bạch Dương

Áp Tết, mt chàng sinh viên đang theo hc tn x s Bch Dương nhn tin: “Đi tn nưc Nga xa xôi, em mi biết, chn quê nghèo x khó Qung Tr ca mình, có mt th bánh tét hình bán nguyt do thơm và nhiu ý nghĩa đến vy. Thưng thc miếng bánh tét quê nhà gia mùa xuân nưc Nga, cm giác như đang đưc nhà vi m, ngp ln gia thanh bình yên ca làng quê, đêm đêm dưi ánh trăng treo đu làng, lũ tr hò reo và có c tiếng bà ru cháu ln trong tiếng cưi rn rã…”.

Ch Lý bo: “Gói bánh tét mt trăng Đi An Khê không ch là ngh mưu sinh mà còn gi gìn truyn thng ông cha”

Tôi lần theo cảm xúc của em, tìm về thưởng thức phong vị bánh tét quê nhà giữa muôn vàn quên nhớ bởi gánh áo cơm!

Gi gìn phong v quê nhà

Căn bếp đỏ lửa của gia đình anh Đào Bá Vây và chị Lê Thị Lý ở làng Đại An Khê (xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị) dường như ấm hơn giữa tiết trời sang xuân se lạnh. Anh Vây bảo, bếp đỏ lửa quanh năm để nấu bánh tét hình bán nguyệt (người dân trong vùng thường gọi là bánh tét mặt trăng) theo nhu cầu người dùng, nhất là vào dịp Tết. Quy cách gói bánh tét hình bán nguyệt ở vùng này có từ xa xưa, ngày đó cũng gần như độc nhất vô nhị ở Quảng Trị. Sau này những lớp trẻ như gia đình anh Vây, chị Lý, kích thước chiếc bánh có cải thiện chút ít cho gọn nhẹ hơn nhưng quy cách gói bánh vẫn giữ nguyên như cũ. “Hương vị bánh của cha ông sáng tạo ra từ những sản vật quê nhà mang nét đặc trưng là thứ không thể thiếu, làm nên tiếng tăm của món bánh nên dù ở thời điểm nào, người gói bánh vẫn luôn tâm niệm giữ gìn phong vị của cha ông”, anh Vây nói. Minh chứng cho sự giữ gìn ấy, anh Vây bật chiếc điện thoại chỉ cho tôi xem hàng chục đơn hàng tới tấp đặt kín từ trước Tết vài ba tháng. “Mình đáp ứng hết nhu cầu của khách cũng được, chỉ cần thuê thêm nhân công. Nhưng như thế đôi khi không đảm bảo được chất lượng bánh nên mình chỉ làm với khả năng có thể thôi”, vừa khéo léo bẻ mép lá gói bánh, chị Lý nói thêm.

Không ai nhớ chiếc bánh tét hình bán nguyệt ấy có mặt ở Đại An Khê từ bao giờ. Chỉ biết, trong hành trang khôn lớn của mỗi người con trong làng đều khắc rõ hình dáng, vị mềm dẻo, thơm lừng của lát bánh nóng hổi dậy mùi Tết. Mâm cỗ ngày Tết hay giỗ chạp nếu thiếu đi dĩa bánh tét ấy coi như chưa đủ đầy. Là những nông dân bám ruộng đất làng, vợ chồng anh Vây luôn khắt khe trong khâu gói bánh. Họ cẩn trọng chọn từ hạt nếp rặt đều, màu trắng ngà, cho đến mớ đậu xanh vàng rộm, mớ hành tím tươi đều. Lá dùng gói bánh cũng được chọn từ loại lá chuối rừng tự nhiên, dây buộc được chẻ chuốt mỏng đều từ thân cây hóp và một loại dây phụ lấy từ rễ cây dứa dại mọc hoang trên ruộng đồng.

Công đoạn làm bánh cũng khá công phu. Từ việc xé lá thành từng mảnh vừa phải rồi lau lá cho sạch, đến ngâm nếp, xay lá rau ngót để đợi nếp ráo nước thì trộn đều cho bắt màu. Phần nhân bánh được chuẩn bị công phu nhất dành cho “bếp trưởng” trong nhà. Chị Lý bảo: “Nhân đóng vai trò quan trọng trong chiếc bánh, vì thế phải chuẩn bị kỹ càng”. Với cách thức truyền thống ấy, bánh có thể để được cả tuần lễ, thậm chí lâu hơn mà không hề bị thiu hay sống ngược trở lại. Chị Lý chia sẻ: “Nồi bánh phải mất từ 7 đến 12 giờ đồng hồ, tùy kích cỡ to nhỏ mới chín ngon được… Nếu không cẩn thận, mẻ bánh ấy trên vẫn còn nước mà bên dưới đã cháy. Theo quan niệm dân gian, mẻ bánh cháy, hỏng thì năm mới nhà ấy lận đận. Thế nên mình phải thật cẩn thận, hoàn hảo từng khâu”.

Đặc biệt trong thành phần bánh tét Đại An Khê không thể thiếu lá rau ngót. “Người Đại An Khê xưa nay, không có rau ngót thì không làm bánh tét!”, chị Lý nói. “Rau ngót không những làm cho bánh mềm, thơm và cho vị ngon khác lạ nhờ chất dinh dưỡng từ nó mà đó còn là ẩn ý của cha ông xưa. Ông cha mong muốn cho con cháu có một cuộc sống yên ổn, lấy hình bán nguyệt của chiếc bánh tượng trưng cho ánh trăng treo ở đầu làng, màu xanh của lá ngót tượng trưng cho hoa lá cỏ cây ở mặt đất và gói hai hình bán nguyệt úp lại với nhau như sự gắn kết của gia đình. Cuộc đời không có ai vuông tròn, nhân vô thập toàn nên ông cha gửi gắm vào hình hài những cặp bánh tét với khát vọng về thế hệ con cháu có cuộc sống hạnh phúc, sum vầy”. Dưới một góc nhìn khác, cặp bánh tét còn tượng trưng cho sự hòa hợp thông qua vòng bán nguyệt là thiên, màu xanh là địa và hai chiếc bánh ghép lại tượng trưng cho nhân hòa. 

Đưa bánh tét sang Nga

Mảnh đất Quảng Trị không là vùng châu thổ mỡ màu, ruộng nương không phong nẫm phù sa. Thứ “đặc sản” được nhắc đến thường xuyên ở xứ sở này có lẽ là gió Lào, cát trắng. Nhưng ngẫm cho cùng, sự khắc nghiệt ấy đôi khi mang lại cho xứ sở này đặc ân bù đắp với những sản vật đặc trưng. Ngay cả vị nếp dường như cũng dẻo thơm hơn, vị tiêu cay nồng hơn cho đến vị đậu xanh ngọt tan giòn nơi đầu lưỡi… tạo ra mùi vị riêng biệt của quê xứ! Có lẽ vì thế mà dù đi xa tận đâu, người ta vẫn nhớ như in sản vật quê mình. Bánh tét mặt trăng của Đại An Khê cũng không nằm ngoài cái chân lý ấy. Nhưng câu chuyện đưa bánh đi xa của gia đình anh Vây, chị Lý lại bắt nguồn từ sự giúp sức của công nghệ 4.0!

Đưc gói t nhng ht lúa do thơm ca đng đt quê nhà, bánh tét mt trăng mang hương v Tết Vit sang tn nưc Nga

Anh Vây nói, bánh tét không phải là sản phẩm riêng biệt của Đại An Khê. Thứ bánh làm từ hương vị quê nhà đã có mặt từ xa xưa và ở khắp nơi trên đất nước này - đại diện cho nền nông nghiệp thuần lúa nước. Nhưng hình hài chiếc bánh và cách gia giảm nguyên vật liệu để làm nên chiếc bánh với hương vị đặc trưng lại tùy thuộc vào quan niệm mỗi vùng. Để nhấn mạnh sự đặc trưng ấy, những chiếc bánh của gia đình anh làm ra còn được đặt tên gợi nhớ về sự ấm áp, yêu thương: “Bánh tét Mạ của Tâm”! Trong lò bánh gia đình ấy, anh Vây đóng vai “nhân viên” marketing. Mỗi ngày, ngoài việc đồng áng, anh phụ chị Lý các công đoạn đơn giản của việc làm bánh như buộc lạt, hay sắp bánh vào nồi, đưa lên bếp… Dù làm gì, bên anh lúc nào cũng có chiếc điện thoại smartphone. Mở ra trang facebook Bánh tét Mặt trăng có đăng rất nhiều hình ảnh về những lát bánh tét xanh như ngọc, anh bảo: “Nhờ chiếc điện thoại này mà mạ thằng Tâm làm bánh ra được đặt mua hết, đôi khi làm không kịp bán”. Bánh của gia đình anh, bắt đầu được biết đến thông qua những người bạn thân xa quê cách đây 7, 8 năm về trước. Tiếng lành đồn xa, nhiều người một lần được thưởng thức lại lên mạng tìm đến đặt hàng. Chị Lý bấm đốt ngón tay: “Ra năm, từ tháng giêng tới chừ tui chưa có ngày nghỉ. Ngày ít thì gói độ năm chục cặp bánh, ngày nhiều lên đến cả trăm. Đôi khi cũng gói các loại bánh tét tròn hay bánh chưng theo nhu cầu của khách nhưng chủ yếu vẫn là bánh mặt trăng để đưa đi khắp trong Nam, ngoài Bắc. Tính sơ sơ, bạn hàng thường xuyên đã có trên dưới 30 người, chưa kể bạn hàng vãng lai”. “Tết năm trước, nhiều người Quảng Bình mua bánh của mạ thằng Tâm rồi gửi sang Nga cho con cháu họ đang học tập và làm việc bên ấy. Nhìn những người con xa quê bên dĩa bánh tét, vợ chồng tui vui lắm. Nghề lấy công làm lãi nhưng giây phút ấy, mình như thấy được cả trách nhiệm và niềm tự hào về công việc gìn giữ hương vị của cha ông. Tết này cũng nhiều người đặt, gửi đi xa”.

Bây giờ cuộc sống đã khác xưa, nguồn thực phẩm cũng đa dạng hơn. Không phải đi đâu xa, chỉ cần một cú click chuột hay tạt ngang siêu thị đã có thể mua đầy giỏ xách những thực phẩm đa dạng cho ngày lễ, Tết, giỗ chạp. Thế nhưng mâm cỗ ngày Tết của người dân từ quê ra phố vẫn không thể thiếu dĩa bánh tét. Đó cũng là lý do bếp “Bánh tét Mạ của Tâm” rực lửa hơn vào những ngày áp Tết. Đôi tay chị Lý thoăn thoắt bẻ nếp lá trong chuyện trò rổn rảng của người thân. Nhìn sự khéo léo của đôi bàn tay chị, tôi bất chợt nghĩ đến sự sum vầy êm ấm trong triết lý của anh Vây về sự ra đời của những chiếc bánh tét hình bán nguyệt. Có lẽ, thử thách chông gai nơi quê khó xứ nghèo ấy lại cho ra kết quả khả dĩ hơn là sự ưu ái, nuông chiều. Và cha ông xưa, đi qua những tháng ngày cơ cực, đối mặt với thiên nhiên lại sáng tạo ra những thành phẩm đậm hương đất bãi biền đồng ruộng như những bài học dạy cháu con về tình người và sự gắn kết chia sẻ, yêu thương!

Phan Vĩnh Yên